ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Nguyễn Lân Hiếu1,2, Nguyễn Duy Thắng1,2,, Phan Thu Phương1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh thường gặp, có thể có các đợt cấp phải nhập viện. Bệnh có thể kèm theo các bệnh đồng mắc, và có thể dẫn đến tăng áp phổi, suy thất phải và cả suy thất trái. Nghiên cứu được thực hiện trên 103 bệnh nhân (91,26% nam), tuổi trung bình 73,11 ± 9,51, nhập viện vì đợt cấp COPD, nhằm đánh giá các đặc điểm lâm sàng và kết quả siêu âm tim ở các bệnh nhân này. 95,09% bệnh nhân nhập viện vì khó thở; 95,15% có kèm bội nhiễm. Bệnh đồng mắc hay gặp nhất là bệnh tim mạch (66,02%). 70,84% bệnh nhân có thêm bệnh lý khác. Áp lực động mạch phổi tâm thu trung bình là 40,21 ± 12,35mmHg. 75,73% bệnh nhân có tăng áp phổi, trong đó số tăng áp phổi nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là 57,28%;16,50 và 1,94%. 9,71% bệnh nhân có suy chức năng tâm thu thất phải (FAC<35% và/hoặc TAPSE<16mm). 5,83% bệnh nhân có suy chức năng tâm thu thất trái với LVEF<50%. Áp lực động mạch phổi tâm thu có tương quan tuyến tính nghịch biến với TAPSE với p=0,037.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Groff P, Petrelli G, Giorgini P, Pilotti R, Parato VM, Fabbri A. Clinical heterogeneity of a population of patients admitted to the Emergency Department with a diagnosis of COPD-exacerbation: Relevance of cardiovascular comorbidities. Emerg Care J. 2021;17(1). doi:10.4081/ecj.2021.9502
2. Agusti A, Calverley PM, Celli B, et al. Characterisation of COPD heterogeneity in the ECLIPSE cohort. Respir Res. 2010;11(1):122. doi:10.1186/1465-9921-11-122
3. Alvar Agusti, Richard Beasley, Bartolome R. Celli, et al,. Global Strategy for the Diagnosis, Management, and Prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease 2020 REPORT. Published 2020. Accessed October 8, 2020. https://goldcopd.org/wp-content/uploads/ 2019/11/GOLD-Pocket-Guide-2020-final-wms.pdf
4. Ngô Quý Châu. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. In: Bệnh Học Nội Khoa. Vol Tập 1. ; 2020:trang 20-49.
5. Gupta NK, Agrawal RK, Srivastav AB, Ved ML. Echocardiographic evaluation of heart in chronic obstructive pulmonary disease patient and its co-relation with the severity of disease. Lung India Off Organ Indian Chest Soc. 2011; 28(2):105-109. doi:10.4103/0970-2113.80321
6. Gut-Gobert C, Cavaillès A, Dixmier A, et al. Women and COPD: do we need more evidence? Eur Respir Rev. 2019;28(151). doi:10.1183/ 16000617.0055-2018
7. Landis SH, Muellerova H, Mannino DM, et al. Continuing to Confront COPD International Patient Survey: methods, COPD prevalence, and disease burden in 2012-2013. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis. 2014;9:597-611. doi:10.2147/ COPD.S61854
8. Van Minh H, Giang KB, Ngoc NB, et al. Prevalence of tobacco smoking in Vietnam: findings from the Global Adult Tobacco Survey 2015. Int J Public Health. 2017;62(Suppl 1):121-129. doi:10.1007/s00038-017-0955-8
9. Vanfleteren LEGW, Spruit MA, Groenen M, et al. Clusters of comorbidities based on validated objective measurements and systemic inflammation in patients with chronic obstructive pulmonary disease. Am J Respir Crit Care Med. 2013;187(7):728-735. doi:10.1164/rccm.201209-1665OC
10. Ongel EA, Karakurt Z, Salturk C, et al. How do COPD comorbidities affect ICU outcomes? Int J Chron Obstruct Pulmon Dis. 2014;9:1187-1196. doi:10.2147/COPD.S70257