ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ ĐÔNG MÁU Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN

Lê Tiến Dũng1,, Phạm Thái Dũng1, Châu Quỳnh Châu2, Nguyễn Thanh Tùng2, Hoàng Trung Hiếu2, Lê Vương Anh2, Nguyễn Trí Thanh2, Thai Leng2
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự biến đổi một số yếu tố đông máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 30 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn điều trị tại BM - TT hồi sức cấp cứu và chống độc - Bệnh viện Quân y 103 - Học viện Quân y. Kết quả: Nghiên cứu 30 bệnh nhân, 18 nam (60%), có tuổi trung bình là 61,4 ± 17,3 và có 46,7% có bệnh nền. Tỉ lệ tử vong là 46,7% (14). Số lượng tiểu cầu giảm thấp nhất tại thời điểm ngày thứ 3 sau chẩn đoán xác định T3 (121 ± 85,8) và tại thời điểm ngày thứ 5 (T5) thứ 7 (T7) ở nhóm tử vong thấp hơn nhóm sống có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở nhóm tử vong PT% thấp hơn 70% ngay ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu, sau đó thấp dần trong các ngày tiếp theo và thấp nhất vào ngày thứ 7 (48 ± 29,8%) thấp rõ rệt so với nhóm sống ở thời điểm T5, T7 (p>0,05). Tương tự APTTs kéo dài trên 42s ngay tại thời điểm chẩn đoán, tiếp tục tăng vào các ngày sau đó và cao nhất vào ngày thứ 7 (60,15 ± 43,2s) và khác biệt ý nghĩa (p>0,05) ở ngày thứ 7 so với nhóm sống. Điểm DIC >5 và tăng dần trong cả 5 thời điểm nghiên cứu, cao nhất vào ngày thứ 7 (5,9 ± 1,3) ở nhóm tử vong và cao hơn nhóm sống có ý nghĩa thống kê tại thời điểm T5, T7. Kết luận: Số lượng tiểu cầu và chỉ số PT% có xu hướng giảm dần ở nhóm tử vong, thời gian APTTs kéo dài qua các thời điểm nghiên cứu và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm sống tại thời điểm ngày thứ 5 (T5), ngày thứ 7 (T7). Điểm DIC > 5 ở tất cả các thời điểm nghiên cứu và khác biệt có ý nghĩa so với nhóm sống tại thời điểm T7.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shankar-Hari M. et al. Developing a New Definition and Assessing New Clinical Criteria for Septic Shock: For the Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA. 2016, Vol 315, page 775-787
2. Nguyễn Thủy. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện TW Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021, Tập 498, số 1, Tr 149-152.
3. Iba T. et al. Advance in the Management of Sepsis-Induced Coagulopathy and Disseminated Intravascular Coagulation. Journal of Clinical medicine. 2019, Vol 8, page 728.
4. Thiều Thị Trúc Quyên. Giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm SOFA trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022, tập 520, số Chuyên đề, Tr 3-10.
5. Đỗ Mạnh Hùng. Khảo sát sự biến đổi một số chỉ số đông máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022, tập 515, số 1, Tr 175-180.
6. Li, Qian, et al. "Hydrogen attenuates endotoxin-induced lung injury by activating thioredoxin 1 and decreasing tissue factor expression." Frontiers in Immunology 12 (2021): 625957
7. Koyama, Kansuke, et al. "Combination of thrombin-antithrombin complex, plasminogen activator inhibitor-1, and protein C activity for early identification of severe coagulopathy in initial phase of sepsis: a prospective observational study." Critical care 18 (2014): 1-11.
8. Jiang L. et al. Prognostic values of procalcitonin and platelet in the patient with urosepsis. 2021, Vol 100, page e26555.