ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG THEO TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC CỦA VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH CÓ NHIỄM HELICOBACTER PYLORY Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Nguyễn Hoài Nam1, Nguyễn Thị Việt Hà2,
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Viêm dạ dày mạn tính do H. pylori là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Xét nghiệm mô bệnh học mảnh sinh thiết niêm mạc dạ dày có vai trò quan trọng trong chẩn đoán xác định viêm dạ dày và nhiễm H. pylori. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng theo tổn thương mô bệnh học của viêm dạ dày mạn tính có nhiễm H. pylori ở trẻ em tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 85 bệnh nhân được chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính có nhiễm H. pylori tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ 01/07/2022 đến 31/03/2023. Kết quả: Trong 85 bệnh nhân nghiên cứu: Tỉ lệ nữ/nam = 1,1/1, tuổi trung bình: 9,3 ± 2,7 tuổi (3 - 15 tuổi). Hình ảnh nội soi: 96,5% bệnh nhân có viêm xung huyết, 60,6% có viêm dạ dày thể nốt, chỉ 2,4% viêm phì đại, không có viêm teo. Kết quả mô bệnh học cho thấy tỉ lệ trẻ có nhiễm H. pylori mức độ nhẹ, vừa và nặng lần lượt là 42,4%; 32,9% và 24,7%. Tỉ lệ trẻ có biểu hiện ợ hơi - ợ chua, xuất huyết tiêu hóa cao hơn ở nhóm nhiễm H. pylori nặng (OR: 8,77 và 8,77), mức độ viêm nặng (OR: 8,17 và 6,00), hoạt động mức độ nặng (OR: 3,46 và 3,60) so với nhóm không có các đặc điểm này. Kết luận: Viêm dạ dày mạn tính mức độ vừa, hoạt động nhẹ và nhiễm H. pylori mức độ nhẹ là biểu hiện thường gặp ở trẻ em viêm dạ dày có nhiễm H. pylori tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Có mối liên quan giữa các biểu hiện lâm sàng như ợ hơi - ợ chua và xuất huyết tiêu hóa với mức độ nhiễm H. pylori nặng, mức độ viêm hoạt động.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Sipponen P, Maaroos H-I. Chronic gastritis. Scandinavian Journal of Gastroenterology. 2015;50:657-667.
2. Fang JY, Du YQ, Liu WZ, et al. Chinese consensus on chronic gastritis (2017, Shanghai). Journal of digestive diseases. 2018;19(4):182-203. doi:10.1111/1751-2980.12593
3. Price AB. The Sydney System: Histological division. Journal of Gastroenterology and Hepatology. 1991;6:209-222.
4. Nguyễn Thị Việt Hà, Phan Thị Thanh Bình. Tìm hiểu mối liên quan giữa số lượng vi khuẩn với biểu hiện lâm sàng, nội soi và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng do H. pylori. Y học thực hành. 2013;859(2)
5. Nguyễn Thị Mỹ Lệ, Nguyễn Đình Tuyến. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Y học Việt Nam. 06/20 2022;514(1)doi:10.51298/vmj.v514i1.2544
6. Trần Đức Long, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Thu Cúc. Tình hình nhiễm Helicobacter pylori, đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi ở trẻ viêm loét dạ dày tá tràng từ 6-15 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019;19
7. Nguyễn Hoài Chân, Nguyễn Gia Khánh, Phạm Thị Thu Hương. Nghiên cứu một số đặc điểm nội soi và tổn thương mô bệnh học ở trẻ em đau bụng tái diễn có hội chứng dạ dày - tá tràng. Tạp chí Nhi khoa. 2012;5(3)
8. Han PY, Nayoung K. Review of atrophic gastritis and intestinal metaplasia as a premalignant lesion of gastric cancer. J Cancer Prev. 2015;20(1):25-40. doi:10.15430/JCP.2015.20.1.25
9. Khulusi S, Mendall MA, Patel P, Levy J, Badve S, Northfield TC. Helicobacter pylori infection density and gastric inflammation in duodenal ulcer and non-ulcer subjects. Gut. Sep 1995;37(3):319-24. doi:10.1136/gut.37.3.319