MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC TUÂN THỦ QUY TRÌNH XỬ TRÍ TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TIỀN GIANG

Đỗ Quang Thành1,, Nguyễn Hoàng Tường Vân1
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc tuân thủ quy trình xử trí sau tổn thương do VSN là rất quan trong để tránh những chấn thương không đáng có và phòng ngừa phơi nhiễm các bệnh lây qua đường máu như HBV, HCV, HIV. Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy trình xử trí tổn thương do vật sắc nhọn của Điều dưỡng (ĐD) lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu  cắt ngang kết hợp định lượng và định tính; theo trình tự định lượng tiến hành trước, định tính tiến hành sau, nghiên cứu định tính giải thích kết quả định lượng. Kết quả: Đa số các ĐD tuân thủ xử trí vết thương, thực hành báo cáo, lập biên bản và đánh giá phơi nhiễm. Về cá nhân, các yếu tố ảnh hưởng tích cực việc tuân thủ quy trình gồm tuổi, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn; các yếu tố cản trở (ít chú ý đến quy trình) là ĐD nam; các yếu tố thúc đẩy (có kinh nghiệm xử trí theo đúng quy trình) là thâm niên công tác, tuổi và trình độ chuyên môn. Về cấp độ quản lý, có mức ảnh hưởng tương đương, có tác động đan xen nhau để việc thực hành đúng quy trình gồm có 03 nhóm yếu tố là chính sách -quy trình- quy định, đào tạo – tập huấn, kiểm tra – giám sát; các yếu tố cản trở là chưa có hệ thống giám sát tổn thương do VSN, chưa có ví dụ minh họa cụ thể trong đào tạo, tập huấn, chưa có chế độ chế tài trong kiểm tra, giám sát; các yếu tố thúc đẩy là đã xây dựng chính sách, quy trình, quy định dành cho bệnh viện theo thông tư 3671/QĐ-BYT và sự quan tâm của Lãnh đạo bệnh viện. Kết luận: Đa số các ĐD tuân thủ xử trí vết thương, thực hành báo cáo, lập biên bản và đánh giá phơi nhiễm. Tăng cường giám sát tuân thủ quy trình, nhắc nhở các ĐD nam đồng thời củng cố nâng cao hệ thống giám sát, đào tạo, tập huấn tổng thể và có chế độ khen thưởng, chế tài cụ thể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế I. Hướng dẫn tiêm an toàn ban hành kèm theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT. 2012 Sep 27 [cited 2022 Jan 27];
2. Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Tiền Giang - Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn. Quy trình quản lý phơi nhiễm nghề nghiệp. 2020;
3. Bouya S, Balouchi A, Rafiemanesh H, Amirshahi M, Dastres M, Moghadam MP, et al. Global Prevalence and Device Related Causes of Needle Stick Injuries among Health Care Workers: A Systematic Review and Meta-Analysis. Ann Glob Health. 86(1):35. https://doi.org/ 10.5334/aogh.2698 PMID: 32346521
4. Nguyễn Ngọc Bích. Thực hành xử trí của ĐD Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang sau phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể, 2020. 2020;TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 504-THÁNG 7-SỐ 1-2021.
5. Mao A, Cheong PL, Van IK, Tam HL. “I am called girl, but that doesn’t matter” -perspectives of male nurses regarding gender-related advantages and disadvantages in professional development. BMC Nurs. 2021 Jan 20;20:24. https://doi.org/10.1186/s12912-021-00539-w PMID: 33468102
6. Bùi Thúy Hằng. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tai nạn nghề nghiệp do vật sắc nhọn ở điều dƣỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019.
7. Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Thị Hồng Tú. Điều kiện lao động đặc thù và sức khỏe nghề nghiệp trong các cơ sở y tế. Viện Y học Lao động, Hà Nội. 2010;
8. Joukar F, Mansour-Ghanaei F, Naghipour M, Asgharnezhad M. Needlestick Injuries among Healthcare Workers: Why They Do Not Report their Incidence? Iran J Nurs Midwifery Res. 2018;23(5):382–7. https://doi.org/10.4103/ijnmr.IJNMR_74_17 PMID: 30186344
9. Nguyễn Thị Bích Ngọc. Khảo sát tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn và quy trình xử trí ban đầu của NVYT tại các bệnh viện trong khu vực thành phố Nam Định.