ĐO LƯỜNG SẴN SÀNG CHI TRẢ ĐỐI VỚI XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI VIỆT NAM

Quỳnh Anh Nguyễn 1,, Thu Hà Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y tế Công Cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Ước tính mức sẵn sàng chi trả đối với xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT) và nội soi đại trực tràng để sàng lọc ung thư đại trực tràng tại Việt Nam. Phương pháp: Sử dụng phương pháp lượng giá ngẫu nhiên phụ thuộc với thiết kế câu hỏi là câu hỏi có – không hai mức nhằm ước tính sẵn sàng chi trả đối với xét ngiệm tìm máu ẩn trong phân và nội soi đại trực tràng trên 402 đối tượng là khách hàng từ 50-75 tuổi đến khám bệnh thông thường tại các phòng khám bệnh ngoại trú thuộc Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2019. Kết quả và kết luận: Có 7,2% đối tượng tham gia nghiên cứu từ chối chi trả tiền túi để thực hiện sàng lọc ung thư đại trực tràng sử dụng xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT hay nội soi đại trực tràng. Giá trị trung bình và trung vị sẵn sàng chi trả đối với xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT lần lượt là 459.650 đồng (95%KTC: 402.410; 548.660) và 335.220 đồng (95%KTC: 303.810; 372.280). Tương tự như vậy giá trị trung bình và trung vị sẵn sàng chi trả đối với nội soi đại trực tràng lần lượt là 752.300 đồng (95%KTC: 690.050; 831.750) và 582.000 đồng (95%KTC: 537.600; 627.300).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray, F., et al., Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: a cancer journal for clinicians, 2018. 68(6): p. 394-424.
2. Breidert, C., M. Hahsler, and T. Reutterer, A review of methods for measuring willingness-to-pay. Innovative Marketing, 2006. 2(4): p. 8-32.
3. Hollinghurst, S., et al., Using willingness-to-pay to establish patient preferences for cancer testing in primary care. BMC medical informatics and decision making, 2016. 16(1): p. 1-13.
4. Mitchell, R.C., R.T. Carson, and R.T. Carson, Using surveys to value public goods: the contingent valuation method. 1989: Resources for the Future.
5. Yoo, S.-H., S.-J. Kwak, and T.-Y. Kim, Modelling willingness to pay responses from dichotomous choice contingent valuation surveys with zero observations. Applied Economics, 2001. 33(4): p. 523-529.
6. Saengow, U., et al., Willingness to pay for colorectal cancer screening and effect of copayment in Southern Thailand. Asian Pacific journal of cancer prevention: APJCP, 2018. 19(6): p. 1727.
7. Lin, P.-J., et al., Willingness to pay for diagnostic technologies: a review of the contingent valuation literature. Value In Health, 2013. 16(5): p. 797-805.