CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUẨN BỊ ĐẠI TRÀNG BẰNG POLYETHYLENE GLYCOL CHO NGƯỜI BỆNH NỘI SOI ĐẠI TRÀNG TRONG NGÀY SO VỚI LIỀU QUA NGÀY

Hà Mạnh Tuấn1,2, Võ Nguyên Trung1,2, Lê Việt Tùng2, Huỳnh Công Bằng2, Trần Thiện Khiêm2, Cao Thành Công2, Võ Thị Thanh Giúp2, Nguyễn Thị Kim Quyên2, Nguyễn Thị Xuân Hồng2, Trương Ngọc Lâm Tuyền2, Phan Thị Tâm Đan2,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nội soi đại tràng được xem là phương pháp tốt nhất trong tầm soát ung thư đại trực tràng. Hiện nay có hai phương pháp chuẩn bị nội soi đại tràng bao gồm chuẩn bị đại tràng nội soi trong ngày và chuẩn bị đại tràng nội soi qua ngày, việc lựa chọn phương pháp này có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng và kết quả chẩn đoán cần được thực hiện nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ với 173 người bệnh chuẩn bị đại tràng nội soi trong ngày và 173 người bệnh chuẩn bị đại tràng nội soi qua ngày tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 2 từ 08/2022 đến 12/2022. Nghiên cứu đánh giá mức độ sạch phân theo thang điểm chuẩn bị ruột của Boston, mức độ hài lòng và phản ứng khó chịu của người bệnh. Kết quả: Mức độ sạch phân, tình trạng phát hiện viêm loét đại tràng và polype giữa 2 nhóm nội soi trong ngày và qua ngày là như nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ chấp nhận về phương pháp chuẩn bị đại tràng qua ngày (98.3%) cao hơn so với nhóm chuẩn bị đại trạng trong ngày (94.2%) (p=0.047), ở chuẩn bị đại tràng qua ngày có tỉ lê ảnh hưởng giấc ngủ (5.2%) cao hơn so với nhóm chuẩn bị trong ngày (p<0.001). Kết luận: Nhân viên y tế có thể tư vấn người bệnh thực hiện phương pháp chuẩn bị nội soi đại trạng trong ngày nhằm giảm thời gian cho ng


ười bệnh

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Chấn Hùng, Nguyễn Bá Đức. Kết quả bước đầu nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung thư ở 6 vùng địa lý Việt Nam giai đoạn 2001 - 2003. Đặc san ung thư học quý 1. 2005(3-7).
2. Hilsden RJ. Seeking the ultimate bowel preparation for colonoscopy: is the end in sight? Can J Gastroenterol. 2011;25(12):655-6.
3. Adamcewicz M, Bearelly D, Porat G, Friedenberg FK. Mechanism of action and toxicities of purgatives used for colonoscopy preparation. Expert Opin Drug Metab Toxicol. 2011; 7(1):89-101.
4. S KV, M AB, D CM, S LS, T K, B G, et al. Morning-only polyethylene glycol is noninferior but less preferred by hospitalized patients as compared with split-dose bowel preparation. Journal of clinical gastroenterology. 2014; 48(5):414-8.
5. S Z, M L, Y Z, T L, Q S, F Z, et al. 3-L split-dose is superior to 2-L polyethylene glycol in bowel cleansing in Chinese population: a multicenter randomized, controlled trial. Medicine. 2015; 94(4):e472.
6. Phùng Xuân Toàn. Đánh giá hiệu quả làm sạch của các chế phẩm: Sodium Phosphate, Polyethylene Glycol và Sodium picosulfate/ Magnesium Citrate trong chuẩn bị nội soi đại tràng. Luận văn Thạc sĩ Y Học, Trường Đại Học Y Hà Nội 2015.
7. Tian X, Shi B, Liu XL, Chen H, Chen WQ. A Randomized Trial of Split Dose 3 L Polyethylene Glycol Lavage Solution, 2 L Polyethylene Glycol Lavage Combined With Castor Oil, and 1 L of Polyethylene Glycol Lavage Solution Combined With Castor Oil and Ascorbic Acid for Preparation for Colonoscopy. Front Med (Lausanne). 2019; 6:158.
8. Asadzadeh Aghdaei H, Nazemalhosseini Mojarad E, Ashtari S, Pourhoseingholi MA, Chaleshi V, Anaraki F, et al. Polyp detection rate and pathological features in patients undergoing a comprehensive colonoscopy screening. World J Gastrointest Pathophysiol. 2017;8(1):3-10.