ĐẶC ĐIỂM ĐA HÌNH RS1333040 GEN ANRIL Ở NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG

Trần Thị Thu Lan1, Phạm Thị Ngọc Nga2,, Đỗ Hoàng Long2, Trịnh Thị Hồng Của2, Huỳnh Võ Hoài Thanh3, Dương Hồng Quân4
1 Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long
4 Trường Đại học Y tế công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đa hình đơn nucleotide rs1333040 gen ANRIL được biết đến có liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm đa hình rs1333040 gen ANRIL ở người bệnh nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích trên 80 người bệnh. NMCT cấp được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long. Kết quả: đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình 66,8±10,47; nam giới chiếm 58,8%. Tăng huyết áp (83,8%) và rối loạn lipid máu (80,0%) là các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành thường gặp nhất. 55,0% người bệnh thuộc nhóm nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên. Đặc điểm đa hình rs1333040: kiểu  gen TT, TC, CC lần lượt là 58,8%, là 33,7 %, 7,5%, kiểu alen T với 75,6%, alen C 24,4%. Nghiên cứu chưa ghi nhận sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ 3 kiểu gen TT, TC và CC với các đặc điểm: tuổi, giới tính, thể lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ tim mạch. Kết luận: Khảo sát đa hình rs1333040 ở 80 người bệnh NMCT cấp tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long ghi nhận kiểu gen TT và alen T chiếm tỉ lệ cao nhất. Cần nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ đa hình với các nguy cơ tim mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McPherson R, Pertsemlidis A, Kavaslar N, et al. (2007), A common allele on chromosome 9 associated with coronary heart disease. Science;316:1488–1491.
2. Myocardial Infarction Genetics Consortium; Rachel L. Ballantyne, Xuan Zhang MPR., et al. (2009), Genome-wide association of early-onset myocardial infarTCion with common single nucleotide polymorphisms, common copy number variants, and rare copy number variants. Nat Genet; 41(3):334–41
3. Zhang YN, Qiang B, Fu LJ. (2020), Association of ANRIL polymorphisms with coronary artery disease: A systemic meta-analysis. Medicine (Baltimore);99(42):e22569.
4. Nguyễn Văn Tín (2022), Đánh giá sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi tại bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2021 - 2022", Tạp chí Y Dược Cần Thơ, 55, tr.94-102.
5. Hòa Trần (2020), Nghiên cứu mối liên quan giữa kiểu gen giảm chức năng CYP2C19*2,*3 và tiên lượng ở bệnh nhân được can thiệp đặt stent động mạch vành có điều trị Clopidogrel. Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Abdul Ghaffar Memon & Muhammad Khan (2017), "Echocardiographic Correlation of Clips Classification to Asses Left Ventricular Function in Patients with Acute Myocardial Infarction", Journal of American Science, 13(7), pp.106-112.
7. Hu L, Su G, Wang X. (2019), The roles of ANRIL polymorphisms in coronary artery disease: a meta-analysis. Biosci Rep;39(12):BSR20181559.
8. Huang DL, Chen QF, Wang W, Huang Z, Li T, Li J, et al. (2018), Association of rs1333040 single nucleotide polymorphisms with susceptibility, risk factors, and clinical characteristics of acute myocardial infarction patients in a Chinese Han population. Int J Clin Exp Pathol;11(2):727–38.
9. Galehdari H, Yazdankhah S, Pourmahdi Borujeni M, et al. (2016), Association Study of rs1333040 and rs1004638 polymorphisms in the 9p21 Locus with Coronary Artery Disease in Southwest of Iran. Iran Biomed J, 20(2),pp 122-1.