ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG QUÁ PHÁT VI KHUẨN RUỘT NON Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH THỂ TIÊU CHẢY BẰNG TEST THỞ HYDROGEN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Test thở hydrogen (hydrogen breathing test - HBT) rất hữu ích để chẩn đoán sự phát triển quá mức của vi khuẩn ruột non (small intestinal bacterial overgrowth - SIBO) và không dung nạp carbohydrate, đặc biệt là ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome – IBS) do có nhiều triệu chứng giống nhau. Tại Việt Nam, mối liên quan giữa SIBO và IBS còn chưa có nhiều dữ liệu. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng SIBO và mối quan với triệu chứng lâm sàng, chất lượng cuộc sống (CLCS) ở bệnh nhân IBS thể tiêu chảy (IBS with predominant diarrhea - IBS-D) bằng HBT. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 30 bệnh nhân ≥ 18 tuổi được chẩn đoán IBS-D theo tiêu chuẩn ROME IV và được chẩn đoán SIBO bằng HBT từ tháng 1/2022 đến tháng 4/2023 tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật. Kết quả: Tỷ lệ SIBO ở bệnh nhân IBD-D là 70%. Nhóm có SIBO có nồng độ khí hydro nền, nồng độ khí hydro trung bình ở phút thứ 15, 30, 45 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có SIBO (p<0,05). Không có sự khác biệt về tuổi, giới, BMI, tần suất đi ngoài phân lỏng, mức độ nặng IBS giữa 2 nhóm (p>0,05). Nhóm có SIBO có mức độ chướng bụng nhiều hơn và CLCS kém hơn nhóm không có SIBO, khác biệt có nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: SIBO khá phổ biến ở bệnh nhân IBS-D với tỷ lệ 70%. Nhóm có SIBO có mức độ chướng bụng nhiều hơn, chất lượng cuộc sống kém hơn nhóm không có SIBO.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Test thở Hydrogen (HBT), quá phát vi khuẩn ruột non (SIBO), hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy (IBS-D)
Tài liệu tham khảo
2. Chuah KH, Hian WX, Lim SZ, Beh KH, Mahadeva S. Impact of small intestinal bacterial overgrowth on symptoms and quality of life in irritable bowel syndrome. Journal of Digestive Diseases. Published online June 8, 2023. doi:10.1111/1751-2980.13189
3. Francis CY, Morris J, Whorwell PJ. The irritable bowel severity scoring system: a simple method of monitoring irritable bowel syndrome and its progress. Alimentary Pharmacology & Therapeutics. 1997;11(2):395-402. doi:10.1046/j.1365-2036.1997.142318000.x
4. Ghoshal UC, Shukla R, Ghoshal U. Small Intestinal Bacterial Overgrowth and Irritable Bowel Syndrome: A Bridge between Functional Organic Dichotomy. Gut Liver. 2017;11(2):196-208. doi:10.5009/gnl16126
5. Hungin APS, Whorwell PJ, Tack J, Mearin F. The prevalence, patterns and impact of irritable bowel syndrome: an international survey of 40 000 subjects. Alimentary Pharmacology & Therapeutics. 2003;17(5):643-650. doi:https://doi.org/10.1046/j.1365-2036.2003.01456.x
6. Patrick DL, Drossman DA, Frederick IO, Dicesare J, Puder KL. Quality of Life in Persons with Irritable Bowel Syndrome (Development and Validation of a New Measure). Dig Dis Sci. 1998;43(2):400-411. doi:10.1023/A:1018831127942
7. Sachdeva S, Rawat AK, Reddy RS, Puri AS. Small intestinal bacterial overgrowth (SIBO) in irritable bowel syndrome: Frequency and predictors. Journal of Gastroenterology and Hepatology. 2011;26(s3):135-138. doi:10.1111/j.1440-1746.2011.06654.x
8. Schmulson MJ, Drossman DA. What Is New in Rome IV. J Neurogastroenterol Motil. 2017;23(2):151-163. doi:10.5056/jnm16214