MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN COVID-19 ĐƯỢC CAN THIỆP ECMO TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Đồng Phú Khiêm1,, Vũ Đình Phú1, Đặng Văn Dương1, Đoàn Duy Thành1, Đỗ Quốc Phong2
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW
2 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số yếu tố tiên lượng bệnh nhân (BN) COVID19 được can thiệp ECMO tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương. Phương PhápHồi sứu mô tả, BN COVID19 được can thiệp ECMO, thời gian từ tháng 3 năm 2020 đến hết tháng 3 năm 2022. Kết quả58 BN đủ tiêu chuẩn, nam giới chiếm 50%; tuổi trung bình là 48±16 tuổi; 72.4% có bệnh nền. Trước khi làm ECMO, điểm Murray và SOFA trung bình ECMO lần lượt là 3.5 và 6 điểm. Kết quả điều trị, 28 bệnh nhân (48.3%) ổn định ra viện. Các bệnh nền tim mạch, tiểu đường, bội nhiễm vi khuẩn và các biến chứng chảy mảu nặng, giảm tiểu cầu, tăng billirubin máu và sốc nhiễm trùng là các yếu tố nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân; Phụ nữ mang thai và dùng thuốc kháng vi rút Remdesivir là các yếu tổ làm giảm nguy cơ tử vong của bệnh nhân. Kết luậnĐây là báo cáo duy nhất tại Việt Nam cho đến nay về các yếu tố tiên lượng bệnh nhân COVID19 được thực hiện ECMO. Các yếu tố tiên lượng bệnh nhân trong nghiên cứu này tương tự như hầu hết các báo cáo trong khu vực và trên thế giới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Badulak J, et al. (2021). Extracorporeal Membrane Oxygenation for COVID-19: Updated 2021 Guidelines from the Extracorporeal Life Support Organization. ASAIO J 2021, 67(5):485-495.
2. Bộ y tế. (2020). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-COV-2). Quyết định số 1344-QĐ-BYT Ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế
3. Ling RR, et al. (2022). Evolving outcomes of extracorporeal membrane oxygenation during the first 2 years of the COVID-19 pandemic: a systematic review and meta-analysis. Crit Care, 26(1):147.
4. Barbaro RP, et al. (2021). Extracorporeal membrane oxygenation for COVID-19: evolving outcomes from the international Extracorporeal Life Support Organization Registry. Lancet, 398(10307):1230-1238.
5. Tran A, et al. (2023). Prognostic factors associated with mortality among patients receiving venovenous extracorporeal membrane oxygenation for COVID-19: a systematic review and meta-analysis. Lancet Respir Med, 11(3):235-244.
6. O'Neil ER, et al. (2022). Pregnant and Peripartum Women with COVID-19 Have High Survival with Extracorporeal Membrane Oxygenation: An Extracorporeal Life Support Organization Registry Analysis. Am J Respir Crit Care Med, 205(2):248-250.
7. Jin Y, Zhang Y, Liu J. (2022). Ischemic stroke and intracranial hemorrhage in extracorporeal membrane oxygenation for COVID-19: A systematic review and meta-analysis. Perfusion:2676591221130886.
8. Jin Y, Zhang Y, Liu J, Zhou Z. (2023). Thrombosis and bleeding in patients with COVID-19 requiring extracorporeal membrane oxygenation: a systematic review and meta-analysis. Res Pract Thromb Haemost, 7(2):100103.