NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ sST2 HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH SAU MỘT ĐỢT ĐIỀU TRỊ

Dương Hồng Niên1, Nguyễn Xuân Tiện2, Vũ Xuân Nghĩa3, Lương Công Thức4,
1 Bệnh viện 198, Bộ Công An
2 Viện Y học dự phòng Quân đội
3 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
4 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa biến đổi nồng độ sST2 huyết thanh và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính sau một đợt điều trị. Đối tượng và phương pháp: tổng số 116 bệnh nhân được chẩn đoán suy tim mạn tính điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện 198 được thu thập từ tháng 11/2019 đến tháng 10/2022. Nồng độ sST2 huyết thanh được định lượng bằng phương pháp ELISA. Tương quan hạng pearson hoặc kiểm định Independent Samples T-Test được sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa chỉ số log (sST2) với biến đổi các triệu chứng lâm sàng. Kết quả: Sau điều trị, giá trị trung bình log (sST2) giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị. Giảm nồng độ sST2, NT-proBNP huyết thanh và tăng giá trị phân suất tống máu thất trái được quan sát sau điều trị. Giảm nồng độ sST2 sau điều trị có tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê với mức cải thiện phân độ NYHA của bệnh nhân. Tuy nhiên, nồng độ NT-proBNP giảm hay sự gia tăng phân suất tống máu thất trái sau một đợt điều trị không có tương quan có ý nghĩa thống kê với sự cải thiện phân độ NYHA. Kết luận: Sự biến thiên nồng độ sST2 nối tiếp sau điều trị có liên quan tới biến đổi đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Khắc Hiệp. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nộng độ ST2 huyết thanh hòa tan ở bệnh nhân suy tim mạn tính. 2020, Học viện Quân y.
2. Phạm Nguyên Sơn. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của những bệnh nhân suy tim tâm thu và suy tim tâm trương. Tạp chí Y học Việt Nam, 2007(6): p. 7-13
3. Aldweib N, Elia EG, Brainard SB, et al. Serial cardiac biomarker assessment in adults with congenital heart disease hospitalized for decompensated heart failure☆. Int J Cardiol Congenit Heart Dis. 2022, 7:100336.
4. Daniels LB, Clopton P, Iqbal N, et al. Association of ST2 levels with cardiac structure and function and mortality in outpatients. American heart journal, 2010. 160(4): p. 721-728.
5. Authors/Task Force Members:; McDonagh TA, Metra M, et al., 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: developed by the Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC). With the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European journal of heart failure, 2022. 24(1): p. 4-131.
6. Pascual-Figal DA, Januzzi JL. The biology of ST2: the International ST2 Consensus Panel. Am J Cardiol, 2015. 115(7 Suppl): p. 3b-7b.
7. Piper SE, Sherwood RA, Amin-Youssef GF, et al., Serial soluble ST2 for the monitoring of pharmacologically optimised chronic stable heart failure. International Journal of Cardiology, 2015. 178: p. 284-291.