KHẢO SÁT BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ TNF – ALPHA, INTERLEUKIN 6 HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHI VIÊM THẬN LUPUS TRƯỚC VÀ SAU 6 THÁNG ĐIỀU TRỊ

Nguyễn Thị Ngọc1,2,, Nguyễn Thu Hương2, Thái Thiên Nam2, Lê Việt Thắng1
1 Học viện Quân Y
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Khảo sát biến đổi nồng độ TNF-alpha, IL-6 huyết tương và mối liên quan với kết quả đáp ứng về thận ở bệnh nhi viêm thận lupus trước và sau 6 tháng điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu, có nhóm chứng, theo dõi dọc 75 bệnh nhi  (45 trẻ bệnh viêm thận lupus có theo dõi dọc sau 6 tháng điều trị và 30 trẻ khỏe mạnh) từ 9/2019 đến 9/ 2022  tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Nồng độ TNF-alpha, IL-6 huyết tương sau điều trị giảm hơn so với trước điều trị. TNF-alpha không khác biệt so với chứng thường, p > 0,05. Nồng độ IL-6 sau điều trị có giảm hơn so với trước, tuy nhiên vẫn còn cao hơn chứng thường, p< 0,001. Nồng độ TNF-alpha, IL-6 có giá trị dự báo bệnh nhi viêm thận lupus không đáp ứng điều trị về thận, với AUC lần lượt là:  0,764; 0,901, p< 0,001. Kết luận: Nồng độ TNF alpha và IL6 huyết tương sau điều trị giảm tuy nhiên không trở về bình thường hoàn toàn, tuy nhiên có thể  dự báo tình trạng không đáp ứng điều trị về thận ở bệnh nhi viêm thận lupus.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Song Hương (2019), Nghiên cứu mối liên quan giữa kháng thể nucleosome và C1q với mức độ hoạt động bệnh và tổn thương thận trong Lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em, Luận án tiến sỹ Y học chuyên ngành Nhi Khoa, Đại học Y Hà nội.
2. Thái Thiên Nam (2010). Bệnh lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện Nhi Trung ương: Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị ban đầu. Thông tin Y dược, 8, 18-22.8.
3. Abdel Galil SM, Ezzeldin N, El-Boshy ME (2015). The role of serum IL-17 and IL-6 as biomarkers of disease activity and predictors of remission in patients with lupus nephritis. Cytokine; 76: 280–287.
4. Aringer M, Zimmermann C, Graninger WB, et al (2002). TNF-α is an essential mediator in lupus nephritis. Arthritis Rheum; 46:3418-9.
5. Davidson JE, Fu Q, Ji B, Rao S, Roth D, Magder LS et al (2018) Renal remission status and long-term renal survival in patients with lupus nephritis: a retrospective cohort analysis. J Rheumatol 45(5):671–677.
6. Nezhad ST and Sepaskhah R (2008). Correlation of clinical and pathological findings in patients with lupus nephritis: a five-year experience in Iran. Saudi J Kidney Dis Transpl, 19(1), 32-40.
7. Tackey E, Lipsky PE, Illei GG (2004). The rationale for interleukin-6 blockade in systemic lupus erythematosus. Lupus; 13: 339–343.
8. Umare V, Pradhan V, Nadkar M, Rajadhyaksha A, Patwardhan M, Ghosh KK, et al (2014). Effect of proinflammatory cytokines (IL-6, TNF-α, and IL-1β) on clinical manifestations in Indian SLE patients. Mediators Inflamm.