ĐÁNH GIÁ SỰ GIẢM ALBUMIN MÁU TRÊN BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN SẢN-NHI CÀ MAU NĂM 2022-2023

Trần Thị Như Ý1,, Lý Quốc Trung2, Nguyễn Hồng Ngân3, Hà Thị Thảo Mai3, Trần Đỗ Hùng3
1 Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau
2 Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Để tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của giảm albumin máu đến tình trạng mắc bệnh viêm phổi của trẻ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Mục tiêu: (1) Xác định tỉ lệ giảm albumin máu trên bệnh viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau năm 2022-2023. (2) Đánh giá mối liên quan giảm albumin máu với bệnh viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 202 bệnh nhi từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi đã được chẩn đoán viêm phổi và điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau trong thời gian nghiên cứu. Kết quả: tỉ lệ bệnh nhi nam chiếm 55,9%, nữ chiếm 44,1%. Tuổi trung bình của bệnh nhi là 21,75±15,59 tháng tuổi. Đa số bệnh nhi ở nhóm tuổi từ 2 tháng-2 tuổi chiếm tỉ lệ là 59,9%. Nồng độ trung bình albumin của đối tượng nghiên cứu là 38,43±2,27g/L. Tỉ lệ bệnh nhi viêm phổi có giảm albumin máu và không giảm albumin máu lần lượt chiếm tỉ lệ 22,8%; 77,2%. Tỉ lệ bệnh nhi viêm phổi có giảm albumin máu ở nhóm nam chiếm 16,8% cao hơn so với nhóm nữ với tỉ lệ là 5,9%, sự khác biết biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Tỉ lệ bệnh nhi viêm phổi có giảm albumin máu ở nhóm tuổi từ 2 tháng - 2 tuổi chiếm 14,9% cao hơn nhóm tuổi từ 2 tuổi đến dưới 5 tuổi với tỉ lệ là 7,9%, tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. Tỉ lệ bệnh nhi viêm phổi có giảm albumin ở mức độ viêm phổi chiếm 20,3% cao hơn bệnh nhi viêm phổi nặng (3%), với p>0,05. Nhóm bệnh nhi viêm phổi có giảm albumin máu được sử dụng ≥2 loại kháng sinh chiếm tỉ lệ là 2,5% thấp hơn tỉ lệ bệnh nhi viêm phổi có giảm albumin sử dụng 1 loại kháng sinh là 4%, sự khác biệt không có ý nghĩ thống kê với p>0,05. Kết luận: Giảm albumin ở trẻ em viêm phổi có sự liên quan với giới tính, tỉ lệ bé nam viêm phổi có giảm albumin máu cao hơn nữ. Giảm albumin trên bệnh nhân viêm phổi không là yếu tố liên quan với mức độ nặng cũng như tăng số lượng kháng sinh sử dụng trong viêm phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Chung (2019), Tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu thiếu sắt ở trẻ viêm phổi từ 1-24 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Luận án Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Hà và cộng sự (2020), "Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng trẻ em tại khoa Quốc tế Bệnh viện Nhi Trung Ương", Tạp chí nghiên cứu Y học, 131(7), tr.67-73.
3. Nguyễn Thị Hồng Nhân, Nguyễn Văn Long (2019), "Mối liên quan giữa thiếu máu thiếu sắt và tình trạng mắc bệnh viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi được khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2017", Tạp chí Nghiên cứu và thực hành Nhi khoa, 2, tr.37-47.
4. Nguyễn Đức Trí (2019), Nghiên cứu tình hình thiếu vitamin D ở trẻ viêm phổi từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
5. Meganathan P, Awasthi S (2019), "Predicting Complicated Parapneumonic Effusion in Community Acquired Pneumonia: Hospital Based Case-Control Study", Indian J Pediatr, 86(2), pp.140-147.
6. Lumin Chen et al (2021), "Age-specific risk factors of severe pneumonia among pediatric patients hospitalized with community-acquired pneumonia", Ital J Pediatr, pp.47-100.
7. V Gounden et al (2022), Hypoalbuminemia, StatPearls Internet, Treasure Island (FL).
8. Jae Hyuk Lee, J. Kim, et al (2011), "Albumin and C-reactive protein have prognostic significance in patients with community-acquired pneumonia", Journal of Critical Care, 26(3), pp.287-294.
9. Hiroyuki Miyazaki (2018), "Comprehensive analysis of prognostic factors in hospitalized patients with pneumonia occurring outside hospital: serum albumin is not less important than pneumonia severity assessment scale", J Journal of infection chemotherapy, 24(8), pp.602-609.
10. Otal Y et al (2022), "A new biomarker in severe pneumonia associated with coronavirus disease 2019: hypoalbuminemia. A prospective study", Sao Paulo Med J, 140(3), pp.378-383.