ĐÁNH GIÁ KẾT CỤC Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN DO VỠ PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP NỘI MẠCH

Vương Khoa Tạ 1,, Anh Nhị Vũ 2, Quang Trí Nguyễn 3, Đình Văn Phan 1, Ngọc Dương Phí 1
1 Bệnh viện Quân y 175
2 Đại học Y Dược TPHCM
3 Bệnh viện Nhân Dân 115

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các hướng dẫn quốc tế cũng như các quy trình trong nước mới nhất hiện nay về can thiệp nội mạch điều trị xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não đã có sự cập nhật và điều chỉnh trong vài năm gần đây. Đánh giá hiệu quả của các quy trình đang lưu hành trong nước là cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tử vong, tử vong và tàn phế ở bệnh nhân xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não được điều trị can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Nhân Dân 115 tại thời điểm xuất viện và thời điểm 1 năm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi tiến cứu dọc trên 108 bệnh nhân xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình động mạch não được điều trị can thiệp nội mạch nút túi phình bằng vòng xoắn kim loại tại Bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2020. Kết quả: Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 52,8 ± 12,7. Tỉ lệ nam/nữ là 1/1. Tỉ lệ tử vong, tử vong và tàn phế tại thời điểm xuất viện lần lượt là 3,7% và 18,5%, tại thời điểm 1 năm lần lượt là 3,7% và 13,9%. Kết luận: Can thiệp nội mạch theo quy trình đang lưu hành là lựa chọn hiệu quả trong điều trị xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não tại Bệnh viện Nhân dân 115.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Anh Nhị và cộng sự (2017). “Đột quỵ”. Sổ tay lâm sàng thần kinh sau đại học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM, tr.90-126.
2. Connolly ES, Jr, Rabinstein AA, Carhuapoma JR, Derdeyn CP, Dion J, Higashida RT, et al (2012). Guidelines for the management of aneurysmal subarachnoid hemorrhage: a guideline for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke; 43: 1711-1737.
3. Molyneux A, Kerr R, Stratton I, et al (2002). International Subarachnoid Aneurysm Trial (ISAT) of neurosurgical clipping versus endovascular coiling in 2143 patients with ruptured intracranial aneurysms: a randomised trial. Lancet. 360(9342): 1267-1274.
4. McDougall CG, Spetzler RF, et al (2012). The Barrow Ruptured Aneurysm Trial. J Neurosurg. 116: 135-144.
5. Wadd IH, Haroon A, Habibullah, Ansari S, Mukhtar S, Rashid U, et al (2015). Aneurysmal subarachnoid hemorrhage: Outcome of aneurysm clipping versus coiling in anterior circulation aneurysm. J Coll Physicians Surg Pak. 25: 798-801.
6. Alizada M, Fuyi Y, Mbori NJR, Alam S (2017). Assessment of endovascular coiling versus neurosurgical clipping of intracranial aneurysms in patients with subarachnoid hemorrhage. J Neurosci Clin Res.2(1):1-10.
7. Stienen MN, Germans M, Burkhardt JK, Neidert MC, et al (2018). Predictors of in-hospital death after aneurysmal subarachnoid hemorrhage: analysis of a nationwide database (Swiss SOS [Swiss Study on Aneurysmal Subarachnoid Hemorrhage]). Stroke. 49: 333-340.