NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ TRIGLYCERID TRONG HDL VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TƯƠNG QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Lê Văn Hiếu1,, Phan Hải Nam2, Nguyễn Thị Xuân Mai2, Lâm Bô Nạ2, Trần Đỗ Hùng2
1 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính không lây phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam. Nguyên nhân của hai căn bệnh này là rối loạn chuyển hóa mà điển hình nhất là rối loạn lipid máu, một trong những nguy cơ hàng đầu gây tử vong ở bệnh tim mạch. Tại Việt Nam, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra 31% tổng số ca tử vong trong năm 2016 - tương đương hơn 170.000 người. Tăng triglycerid máu là một tình trạng lâm sàng liên quan đến tăng nguy cơ tim mạch, tác động của nó lên chức năng HDL. Trên thực tế nồng độ triglycerid trong HDL (HDL-T) chưa được đánh giá và không được đo lường tại các cơ sở y tế cho nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu nồng độ HDL-T ở bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường týp 2 (THA + ĐTĐ) để góp phần cung cấp thêm thông tin về chỉ số xét nghiệm này. Mục tiêu: Xác định nồng độ HDL-T và một số yếu tố tương quan ở bệnh nhân THA + ĐTĐ tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng trên 168 đối tượng từ 40 tuổi trở lên được chia thành 4 nhóm (nhóm chứng 1: gồm 42 người không mắc bệnh, nhóm chứng 2: gồm 42 người mắc bệnh THA, nhóm chứng 3: gồm 42 người mắc bệnh ĐTĐ, nhóm bệnh: gồm 42 người mắc bệnh THA + ĐTĐ). Kết quả: Nồng độ HDL-T ở nhóm chứng 1 (0,19 ± 0,07mmol/l), nhóm chứng 2 (0,31 ± 0,13mmol/l), nhóm chứng 3 (0,25 ± 0,11mmol/l), nhóm bệnh (0,38 ± 0.17mmol/l). Mối tương quan giữa nồng độ HDL-T ở nhóm bệnh với: glucose (r=0,63; p<0,05), triglycerid (r=0,91; p<0,05), cholesterol toàn phần (r=0,21; p>0,05), HDL-C (r=-0,07; p>0,05), LDL-C (r=0,21; p>0,05). Kết luận: Nồng độ HDL-T cao nhất ở nhóm bệnh (0,38 ± 0,17mmol/l) so với các nhóm chứng và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nồng độ HDL-T có mối tương quan thuận rất chặt chẽ với nồng độ triglycerid, tương quan thuận vừa với nồng độ glucose. Nồng độ HDL-T không có mối tương quan nào với nồng cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Phạm Thị Mai (2007), Sự thay đổi nồng độ triglycerid trong HDL ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 và người thừa cân, NXB Y học TP, Hồ Chí Minh, trang 82-86.
2. Trần Võ Huỳnh Nghĩa Nhân (2018), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp, kiến thức và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2016”, Tập chí Y Dược học Cần Thơ, Số 11-12/2018.
3. Đào Văn Tùng (2010), Nghiên cứu nồng độ triglycerid trong HDL, nồng độ lipoprotein huyết tương ở bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường typ 2, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân Y.
4. Nguyễn Thanh Tùng (2022), “Thực trạng kiểm soát đường huyết và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường tuýp 2 tại quận cái răng thành phố cần thơ năm 2021”, Tập chí Y Dược học Cần Thơ, Số 49/2022.
5. Nguyễn Lân Việt, Phạm Nguyễn Vinh, Võ Thành Nhân và cộng sự (2018), "Điều trị rối loạn lipid máu và tỷ lệ đạt cholesterol mục tiêu trên bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp hoặc bệnh mạch vành ổn định tại Việt Nam - Kết quả từ Nghiên cứu DYSIS II (Dyslipidemia International Study II)", Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, tr, 125-137.
6. Genest J, Libby P, (2011), "Lipoprotein disorders and cardiovascular disease", Braunwald’s Heart Disease, Chapter 47.
7. Josefa Girona, Núria Amigó, Daiana Ibarretxe et al (2019), “HDL Triglycerides: A New Marker of Metabolic and Cardiovascular Risk”, National Center of Biotechnology Information,
8. World Health Organization (2017), Cardiovascular diseases (CVDs), https://www,who,int/en/news-room/fact-sheets/detail/cardiovascular-diseases-(cvds).