ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐO ĐA KÝ HÔ HẤP CỦA BỆNH NHÂN MẮC HỘI CHỨNG NGỪNG THỞ TẮC NGHẼN KHI NGỦ TẠI KHOA HÔ HẤP - BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Nguyễn Văn Ngân1,2,, Phùng Thị Thơm2, Ngô Quý Châu2, Chu Thị Hạnh2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ là một rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ, đặc trưng bởi các cơn ngừng thở và giảm thở lặp đi lặp lại do tắc nghẽn đường hô hấp trên1. Bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ nếu không được chẩn đoán sớm và điêu trị kịp thời có yếu tố nguy cơ cao đối với rất nhiều bệnh lý tim mạch và thần kinh, chuyển hóa. Tại Việt Nam, hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây nhưng tỷ lệ chẩn đoán bệnh còn hạn chế do người bệnh rất khó tự phát hiện và thiếu các trang thiết bị. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả đo đa ký hô hấp của bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ. Đối tượng và Phương pháp: Mô tả cắt ngang 57 bệnh nhân mắc chứng ngừng thở khi ngủ phòng khám khoa Hô hấp - Bệnh viện Tâm Anh từ 3/2021 đến 2/2023. Kết quả: 1. Lâm sàng, cận lâm sàng: Triệu chứng ban đêm gặp nhiều nhất là ngáy to khi ngủ (93,0%), buồn ngủ ban ngày (33,3%), 89,5% thừa cân, béo phì. Vòng cổ trung bình: 39,85 ± 2,98 cm, có sự khác biệt vòng cổ giữa hai giới (p < 0,05). Khám và nội soi Tai mũi họng (n = 33): Mallampati độ III - IV (66,7%), phù nề cuốn mũi chiếm 30,3%. Đo chức năng hô hấp (n = 29): 17,2% hướng tới rối loạn thông khí hạn chế, 10,3% rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục. 2. Kết quả đo đa ký hô hấp: Chỉ số ngưng giảm thở trung bình là 35,1 ± 24,16, trong đó 77,2% số bệnh nhân có AHI từ trung bình – nặng. Nồng độ bão hòa oxy trong máu trung bình là 92,56 ± 2,78%. Giá trị thấp nhất ghi nhận được của nồng độ bão hòa oxy máu rất thấp 47%. Tỷ lệ độ bão hòa oxy máu < 90% là 13,88 ± 18,93%. Kết luận: Ngủ ngáy và buồn ngủ ban ngày, thừa cân, béo phì, vòng cổ to, Mallampati độ 3- 4 là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân có ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ. Đo đa ký hô hấp là thăm dò hữu ích giúp chẩn đoán và phân mức độ nặng hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Eckert DJ, Malhotra A. Pathophysiology of adult obstructive sleep apnea. Proc Am Thorac Soc. 2008;5(2):144-153.
2. Ito E, Inoue Y. [The International Classification of Sleep Disorders, third edition. American Academy of Sleep Medicine. Includes bibliographies and index]. Nihon Rinsho. 2015;73(6):916-923.
3. Silverberg DS, Oksenberg A. Are sleep-related breathing disorders important contributing factors to the production of essential hypertension? Current hypertension reports. 2001;3(3):209-215.
4. Tufik S, Santos-Silva R, Taddei JA, Bittencourt LR. Obstructive sleep apnea syndrome in the Sao Paulo Epidemiologic Sleep Study. Sleep medicine. 2010;11(5):441-446.
5. Zonato AI, Martinho FL, Bittencourt LR, de Oliveira Camponês Brasil O, Gregório LC, Tufik S. Head and neck physical examination: comparison between nonapneic and obstructive sleep apnea patients. The Laryngoscope. 2005;115(6):1030-1034.
6. Forcelini CM, Buligon CM, Costa GJK, et al. Age-dependent influence of gender on symptoms of obstructive sleep apnea in adults. Sleep science (Sao Paulo, Brazil). 2019;12(3):132-137.
7. Pinto JA, Ribeiro DK, Cavallini AF, Duarte C, Freitas GS. Comorbidities Associated with Obstructive Sleep Apnea: a Retrospective Study. International archives of otorhinolaryngology. 2016;20(2):145-150.
8. Nguyễn Thanh Bình. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đa ký giấc ngủ và hiệu quả của thở áp lực dương liên tục trong điều trị hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ, Trường Đại học Y Hà Nội; 2012.