ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CHỤP CLVT TRONG CHẤN THƯƠNG GAN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính đa dãy (CLVT) trong chấn thương gan (CTG) tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang đặc điểm kỹ thuật chụp CLVT trên các trường hợp CTG tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ tháng 3 và 4/2023. Kết quả: có 95 BN (70 nam và 25 nữ), tuổi trung bình là 36,2 ± 15,95 tuổi (từ 10 đến 73 tuổi). 89 (97,3%) BN được chụp trên máy CLVT-16 dãy (GE), số còn lại
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Đại học Quốc gia Hà Nội
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Đình Minh
Email: minhdr24@gmail.com Ngày nhận bài: 8.6.2023
Ngày phản biện khoa học: 24.7.2023 Ngày duyệt bài: 10.8.2023
được chụp trên mấy CLVT-16 dãy (Siemens) và CLVT- 64 dãy (GE), chiếm 6,4%. Thuốc cản quang sử dụng nhiều nhất là Ultravist với 92 (96,8%) BN. Cản quang Omnipaque và Iopamiro có tỷ lệ tương ứng là 2,1% và 1,1%. Sau tiêm thuốc cản quang, 73 (76,8%) BN được chụp thì động mạch £ 30 giây sau tiêm, 11,6% BN được chụp sau 30 giây và 11,6% không xác định được. Thì tĩnh mạch có 55 (57,9%) BN được chụp sau 60-70 giây và 24 25,3%) BN chụp <60 giây. Có 84 BN được chụp thì muộn, trong đó 49 (51,6%) BN được chụp sau 3 phút. Nghiên cứu có 76 BN đo được liều bức xạ trên máy chụp CLVT. Các BN được chụp CLVT 4 thì (bao gồm trước tiêm + động mạch + tĩnh mạch cửa + thì muộn) có Liều chiếu dài (DLP) trung bình là 1680,99 ± 346,89 (từ 576,54 mGy.cm đến 2374,16
mG.cm) và chụp 3 thì (không có thì muộn) là 1344,86
± 247,04 (thấp nhất là 837,66 mGy.cm và cao nhất là 1709,65 mGy.cm) (p<0,01). Liều hiệu dụng (CTEd) trung bình trong chụp CLVT 4 thì là 23,5 ± 4,85 mSv
và chụp 3 thì là 18,8 ± 3,46 mSv (p<0,01). Kết luận: Kỹ thuật chụp CLVT trong CTG cần tối ưu hóa hình ảnh tổn thương và hạn chế thấp nhất liều chiếu bức xạ cho người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: kỹ thuật CLVT, CT, liều chiếu dài, liều hiệu dụng.
Tài liệu tham khảo
2. Hoàng Đình Âu và Doãn Văn Ngọc. (2023). Vài trò của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán và phân độ chấn thương gan theo AAST 2018. Tạp chí Y học Việt Nam, 524(2).
3. Ngô Quang Duy và Nguyễn Văn Hải. (2013). Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn không mổ vỡ gan chấn thương. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 17(6), 166 -171.
4. Nguyễn Nguyễn Quang Huy và Đặng Khải Toàn. (2022). Đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng của chấn thương gan được điều trị bảo tồn. Tạp chí Y học Việt Nam, 517(1).
5. M. Sato và H. Yoshii. (2004). Reevaluation of ultrasonography for solid-organ injury in blunt abdominal trauma. J Ultrasound Med, 23(12), 1583-96.
6. Nguyễn Đình Minh và Vũ Hoài Linh. (2022). Sinh thiết ngực dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính liều thấp. Tạp chí Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam, (21), 38-43.
7. Nguyễn Tuấn Dũng, Đinh Thanh Tùng, Lê Trung Kiên et al. (2022). Ứng dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính đa dãy lồng ngực liều thấp tại trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai năm 2018. Tạp chí Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam, (34), 49-53.
8. Ahmed H.M., Borg M., Saleem A.EA. et al. (2021). Multi-detector computed tomography in traumatic abdominal lesions: value and radiation control. Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine, 52(1), 214.