KHẨU PHẦN ĂN THỰC TẾ VÀ MỐI LIÊN QUAN TỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 3-5 TUỔI TẠI XÃ ĐẠI XUÂN HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh khẩu phần ăn thực tế Và mối liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 3 - 5 tuổi tại xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh năm 2022. Đối tượng Và phương pháp: Nghiên cứu mÔ tả cắt ngang trên đối trượng trẻ 3 – 5 tuổi. Kết quả: Khẩu phần ăn của trẻ đều vượt nhu cầu so Với khuyến nghị: Năng lượng trong khẩu phần đạt 111,4%; lượng protein vượt 130%; glucid đạt nhu cầu khuyến nghị (200g/ngày). Tính cân đối giữa các chất sinh năng lượng, Vitamin Và khoáng chất đều đạt hoặc cao hơn so với nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở cả 3 chỉ số, trong đó suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 9,3%; thể thấp còi 20,1%; thể gầy còm là 6,8% Và thừa cân, béo phì là 7,9%. Nghiên cứu cho thấy thừa lipid khẩu phần có nguy cơ thừa cân, béo phì gấp 5,8 lần so Với khÔng thừa lipid khẩu phần; thừa glucid khẩu phần có nguy cơ thừa cân, béo phì gấp 12,4 lần so Với khÔng thừa glucid khẩu phần. Kết luận: Khẩu phần ăn của đối tượng đa số đều dư thừa so Với nhu cầu khuyến nghị, là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì của trẻ cao (7,9%); yếu tố thừa lipid, glicid khẩu phần Và tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ có liên quan đến nhau.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Tình trạng dinh dưỡng, trẻ 3 – 5 tuổi, khẩu phần ăn, thừa cân - béo phì.
Tài liệu tham khảo
https://www.who.int/news-room/fact- sheets/detail/malnutrition
2. Viện Dinh dưỡng. Số liệu thống kê. Accessed May 7, 2023. http:// chuyentrang.Viendinhduong.Vn/Vi/so-lieu-thong- ke/so-lieu-thong-ke-266.html
3. Nguyễn Thị Hiền, Lê Thảo Vy. Khẩu phần ăn của trẻ 3 - 5 tuổi Và kiến thức của cá bà mẹ tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2017. Tạp chí Dinh dưỡng Và Thực phẩm. 2022;15(1):31-38.
4. Phạm Ích Hiếu. Thực trạng khẩu phần Và thói quen tiêu thụ thực phẩm của trẻ 3 - 5 tuổi tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2015. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa. Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Trịnh Thanh Xuân, Trương Tuyết Mai, Lê Thị Yến, Nguyễn Lân. Thực trạng khẩu phần trẻ em Và kiến thức, thực hành chăm sóc tre của các bà mẹ ở 2 xã, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Tạp chí Dinh dưỡng Và Thực phẩm. 2022;15(1):9-17.
6. Hoàng Đức Phúc, Trần Quang Trung, Nguyễn Thị Kiều Anh, Đặng Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Mai Lan, Nguyễn Thị Hải Yến. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại một số quận huyện ở Hà Nội, năm 2019. Tạp chí Y học Dự phòng. 2021;30(6):53-60.
7. Phan Thị Thanh Tâm, Trần Thúy Nga, Trần Khánh Vân, Nguyễn Thị Lan Phương, Nguyễn Trần Ngọc Tú, Lê Ánh Hoa. Tình trạng
dinh dưỡng Và một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em 24-71 tháng tại một số trường mầm non huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2020. VMJ. 2022;516(1).
8. Đỗ Nam Khánh, Vũ Thị Tuyền, Vũ Kim Duy, et al. Thực trạng thừa cân béo phì Và một số yếu tố liên quan ở nhà của trẻ em mầm non huyện
ĐÔng Anh, Hà Nội năm 2019. Tạp chí Y học Dự phòng. 2020;30(1):88-94.
9. Cut Novianti Rachmi, Kingsley E. Agho, Mu Li, Louise Alison Baur. Stunting, Underweight and OVerweight in Children Aged 2.0–4.9 Years in Indonesia: PreValence Trends and Associated Risk Factors. PLOS ONE. 2016;11(5):e0154756.