ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU ĐƯỜNG NGOÀI MÀNG CỨNG NGỰC BẰNG ROPIVACAIN KẾT HỢP FENTANYL DO BỆNH NHÂN TỰ ĐIỀU KHIỂN SAU MỔ MỞ VÙNG BỤNG

Hoài Nam Trần 1,, Minh Lý Nguyễn 2, Văn Chương Hoàng 1
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ mở vùng bụng của gây tê ngoài màng cứng ngực bằng ropivacain kết hợp fentanyl theo phương thức bệnh nhân tự điều khiển. Phương pháp nghiên cứu: Can nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh, nghiên cứu trên 105  bệnh nhân  ASA 1 -3, tuổi  ≥18, có chỉ định phẫu thuật mở ổ bụng, được giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng ngực theo phương thức bệnh nhân tự điều khiển. Bệnh nhân được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 35 bệnh nhân. Hỗn hợp thuốc sử dụng giảm đau sau mổ là fentanyl 2mcg/ml và lần lượt với ropivacain 0,1% ở nhóm I, ropivacain 0,125% ở nhóm II và ropivacain 0,2% ở nhóm III. Đánh giá mức độ giảm đau dựa vào thang điểm  VAS theo các thời điểm trong 72 giờ sau phẫu thuật. Kết quả:  Điểm VAS hạ xuống dưới 4 khi nghỉ sau 15 phút và khi vận động là sau 16 giờ sau mổ. Điểm VAS trung bình nhóm II tương đương nhóm III (p>0,05) và thấp hơn nhóm I ở cả lúc nghỉ và lúc vận động (p<0,05). Tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng của bệnh nhân ở nhóm II là 100%, cao hơn đáng kể so với nhóm I (82,9%) và nhóm III (77,1%) (p<0,001). Kết luận: Giảm đau ngoài NMC do người bệnh tự điều khiển bằng ropivacain và fentanyl ở người bệnh phẫu thuật mở ổ bụng mang lại hiệu quả giảm đau đáng kể. Trong đó, hỗn hợp ropivacaine 0,125% và fentanyl cho hiệu quả giảm đau tốt nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Đức Thọ (2017), Nghiên cứu tác dụng giảm đau sau mổ bụng trên của Levobupivacain phối hợp với Sufentanil hoặc Fentanyl hoặc Clonidin qua catheter ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiên, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108.
2. Fowler S. J., et al (2008), "Epidural analgesia compared with peripheral nerve blockade after major knee surgery: a systematic review and meta-analysis of randomized trials", Br J Anaesth. 100(2), p. 154-64.
3. Grass J. A. (2005), "Patient-controlled analgesia", Anesth Analg. 101(5 Suppl), p. S44-61.
4. Kulkarni Anita, et al (2018), "A comparative study of ropivacaine and bupivacaine with fentanyl for postoperative patient-controlled epidural analgesia after major abdominal oncosurgery". 1(2), p. 66-72.
5. Liu S. S., Allen H. W., Olsson G. L. (1998), "Patient-controlled epidural analgesia with bupivacaine and fentanyl on hospital wards: prospective experience with 1,030 surgical patients", Anesthesiology. 88(3), p. 688-95.
6. Eid Essam A., Alsaif Faisal A. (2007), Combined Epidural-General Anesthesia (CEGA) In Patients Undergoing Pancreatic Surgery: Comparison Between Bupivacaine 0.125% And 0.25%.
7. Lv Bao-sheng, et al (2014), "Efficacy and safety of local anesthetics bupivacaine, ropivacaine and levobupivacaine in combination with sufentanil in epidural anesthesia for labor and delivery: a meta-analysis", Current Medical Research and Opinion. 30(11), p. 2279-2289.
8. Shantiraj Gunna, Kalyan Sankula (2018), "A study on evaluation of epidural levobupivacaine 0.125% and ropivacaine 0.125% with and without fentanyl for postoperative pain relief in abdominal surgeries", Journal of Evidence Based Medicine and Healthcare. 5, p. 2174-2179.