ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA ỐI VỠ NON Ở TUỔI THAI TỪ 22–34 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2022

Nguyễn Thị Thu Hà1,2,, Phan Thị Huyền Thương1,2, Nguyễn Thị Huệ2
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ối vỡ non ở thai phụ có tuổi thai từ 22 đến 34 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 258 các thai phụ có ối vỡ non với tuổi thai từ 22 đến 34 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2022. Kết quả: Ối vỡ non ở tuổi thai từ 22–34 tuần chiếm 21,23% tổng số thai phụ ra nước ối. Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 30,26 ± 5,9 tuổi, đa số trong độ tuổi sinh đẻ. Phần lớn đối tượng nghiên cứu mang thai tự nhiên, chiếm 89,9%. Tỷ lệ thai phụ có tiền sử mổ lấy thai với 33,7%, tiền sử nạo phá thai chiếm 17,8%, tiền sử ối vỡ non 11,6% và tiền sử đẻ non chiếm 10,9%. Tiền sử viêm nhễm phụ khoa chiếm 12,8%. Thiếu máu là bệnh lý hay gặp trong thời kỳ mang thai chiếm 47,7%, tiếp theo đó là đái tháo đường thai kỳ và doạ đẻ non với 19,8%. Tuổi thai trung bình khi ối vỡ là 30,3 ± 3,2 tuần, hơn 60% nhập viện trong vòng 6h sau khi ối vỡ. Tình trạng hết ối và thiểu ối của đối tượng nghiên cứu chiếm 18,2% và 24,8%. Xét nghiệm cơ bản không ghi nhận kết quả bất thường. Kết luận: Tỷ lệ ối vỡ non ở tuổi thai từ 22–34 tuần chiếm 21,23% tổng số thai phụ ra nước ối

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mercer, B.M., Preterm premature rupture of the membranes: current approaches to evaluation and management. Obstet Gynecol Clin North Am, 2005. 32(3): p. 411-28.
2. G., L., A., Wiznitzer, A. et al, Factors affecting the latency period in patients with preterm premature rupture of membranes. Arch Gynecol Obstet, 2011(283): p. 707-710.
3. Vũ Đăng Khoa, Võ Huỳnh Trang, and Nguyễn Hữu Dự, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả thai kỳ ở sản phụ có ối vỡ non ở thai 28 đến 34 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Thành Phố Cần Thơ. 2019.
4. Bouvier, D., et al., Risk Factors and Outcomes of Preterm Premature Rupture of Membranes in a Cohort of 6968 Pregnant Women Prospectively Recruited. J Clin Med, 2019. 8(11).
5. Yu, H., et al., Perinatal outcomes of pregnancies complicated by preterm premature rupture of the membranes before 34 weeks of gestation in a tertiary center in China: A retrospective review. Biosci Trends, 2015. 9(1): p. 35-41.
6. Lê Thu Thuỷ, "Nhận xét về xử trí và kết quả điều trị ra nước ối ở thai non tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương". Luận văn tốt nghiệp BSNT, 2015: p. (2)100.
7. Phạm Thu Trang and Trần Quyết Thắng, Đánh giá một số đặc điểm và thái độ xử trí ối vỡ non, ối vỡ sớm tại khoa Phụ sản Bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 01/2018 đến tháng 06/2018. Sở Y Tế Hà Nội, 2018.
8. Huang, S., H.B. Qi, and L. Li, [Residue amniotic fluid volume after preterm premature rupture of membranes and maternal-fetal outcome.]. Zhonghua Fu Chan Ke Za Zhi, 2009. 44(10): p. 726-30.