MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỊNH DANH VI SINH VẬT GÂY BỆNH VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM TRÙNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP REAL-TIME PCR VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG

Nguyễn Hồng Cường1,, Bùi Trần Thành Sơn2, Nguyễn Thị Thu Hoài2,3, Đỗ Văn Chiến4, Phạm Nguyên Sơn4
1 Bệnh Viên Đa Khoa Tỉnh Thanh Hóa
2 Bệnh Viện Bạch Mai
3 Trường Đại Học Y Dược – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
4 Bệnh Viên Trung Ương Quân Đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa kết quả định danh các vi sinh vật gây bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (VNTMNT) bằng phương pháp real-time PCR với các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: 108 bệnh nhân được chẩn đoán VNTMNT tại Viện Tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai theo tiêu chuẩn Hội Tim mạch Châu Âu (ESC) 2015 và được xét nghiệm real-time PCR định danh vi sinh vật gây bệnh tại Viện nghiên cứu Khoa học Y dược lâm sàng 108. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bao gồm các triệu chứng lâm sàng, một số thông số đánh giá siêu âm tim, huyết học và sinh hóa máu được thu thập. Quy trình realtime PCR và cấy máu được thực hiện để xác định tác nhân gây bệnh. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện sốt, rét run ở nhóm bệnh nhân có kết quả PCR dương tính (PCR (+)) (51,9%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân có kết quả PCR âm tính (PCR (-)) (18,5%)  (OR: 2,471, p < 0,05). Giá trị trung bình về số lượng bạch cầu và nồng độ protein phản ứng C trong máu cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân có kết quả PCR (+) so với nhóm bệnh nhân có kết quả PCR (-) (p < 0,05). Có sự tương đồng giữa phương pháp real-time PCR và cấy máu trong xác định Staphylococcus ssp và Enterococus ssp. (p <0,05) gây bệnh VNTMNT. Kết luận: Nghiên cứu đã xác định mối liên quan  giữa một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng với kết quả xét nghiệm định danh vi sinh vật gây bệnh VNTMNT bằng phương pháp real-time PCR. Sử dụng phương pháp real-time PCR có giá trị cao và có sự tương đồng với kết quả nuôi cấy máu trong xác định vi sinh vật gây bệnh VNTMNT

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Akram A, Maley M, Gosbell I, et al. Utility of 16S rRNA PCR performed on clinical specimens in patient management. International Journal of Infectious Diseases. 2017; 57, 144–149.
2. Bui STT, Duong HD, Vu TT, et al. Multimodality imaging in the diagnosis of bioprosthetic aortic valve endocarditis: A case report. Ann Med Surg (Lond). 2022; 80:104238
3. Ciliberto GR, Moreo A, Lobiati E, et al. The limitations of echocardiography in the overall diagnosis of the morphological lesions associated with infective endocarditis: comparison of echocardiographic and surgical findings. G Ital Cardiol. 1999; 29(12):1431-7.
4. Habib G, Lancellotti P, Antunes MJ, et al. 2015 ESC Guidelines for the management of infective endocarditis: The Task Force for the Management of Infective Endocarditis of the European Society of Cardiology (ESC). Endorsed by: European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS), the European Association of Nuclear Medicine (EANM) Eur. Heart J. 2015;36:3075–3128.
5. Halavaara M, Martelius T, Järvinen A, et al. Impact of pre-operative antimicrobial treatment on microbiological findings from endocardial specimens in infective endocarditis. Eur J Clin Microbiol Infect Dis. 2019; 38(3):497-503.
6. Liesman RM, Pritt BS, Maleszewski JJ, et al. Laboratory Diagnosis of Infective Endocarditis. Journal of Clinical Microbiology. 2017; 55, 2599–2608.
7. Murdoch DR, Corey GR, Hoen B, et al. International Collaboration on Endocarditis-Prospective Cohort Study (ICE-PCS) Investigators. Clinical presentation, etiology, and outcome of infective endocarditis in the 21st century: the International Collaboration on Endocarditis-Prospective Cohort Study. Arch Intern Med. 2009;169(5):463-73.
8. Yallowitz AW, Decker LC. Infectious Endocarditis. 2023. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan–. PMID: 32491573.