ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU DO VI KHUẨN ĐA KHÁNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Bồ Văn Lâm1,, Nguyễn Đình Thắng2, Nguyễn Đạo Thuấn3
1 Sở Y Tế Tỉnh Bình Dương
2 Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch
3 Trường ĐHYD TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn đa kháng thuốc tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt trường hợp được chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu có đề kháng trên ba nhóm kháng sinh được điều trị tại khoa Tiết Niệu bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong khoảng thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 2/2021. Kết quả: Trong tổng số 189 bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu, độ tuổi trung bình là 62,5 ± 17,5 tuổi, nhóm tuổi có tỉ lệ cao trong nghiên cứu là 50 – 69 tuổi. Tỉ lệ nam giới và nữ giới trong nghiên cứu tương đương nhau. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau hông lưng (52,4%) và sốt là (36,5%). Tỉ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp chiếm đa số 91,5%. Các thể lâm sàng thường gặp là viêm bàng quang (14,3%), viêm niệu đạo (13,2%), viêm tuyến sinh dục nam (52,1%) và viêm thận - bể thận (43,9%). Bất thường về cấu trúc đường tiết niệu chủ yếu là bế tắc đường tiết niệu do sỏi (44%). Hầu hết bệnh nhân được ghi nhận nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở mức độ nhẹ với 49,7%, kế đến là 46,0% ở mức độ trung bình. Nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu chiếm tỉ lệ cao nhất là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế chiếm 48,1%. Kết luận: Bệnh thường gặp ở nam và nữ, chủ yếu độ tuổi từ 50 đến 69 tuổi. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau hông lưng và sốt. Các thể lâm sàng thường gặp là viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến sinh dục nam và viêm thận - bể thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Aswani SM, Chandrashekar U, Shivashankara K, Pruthvi B. Clinical profile of urinary tract infections in diabetics and non-diabetics. Australas Med J. 2014;7(1):29-34.
2. Jean SS, Hsueh PR. Distribution of ESBLs, AmpC β-lactamases and carbapenemases among Enterobacteriaceae isolates causing intra-abdominal and urinary tract infections in the Asia-Pacific region during 2008-14: results from the Study for Monitoring Antimicrobial Resistance Trends (SMART). J Antimicrob Chemother. 2017;72(1):166-171.
3. Nguyễn Thế Hưng. Đánh giá chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp. Luận án chuyên khoa cấp II. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2016.
4. Trịnh Đăng Khoa. Đánh giá chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bệnh nhân đái tháo đường. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II. Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh; 2017.
5. Stickler DJ. Clinical complications of urinary catheters caused by crystalline biofilms: something needs to be done. J Intern Med. 2014; 276(2):120-129.
6. Vigil HR, Hickling RD. Urinary tract infection in the neurogenic bladder. Translational andrology and urology. 2016; 5(1):72.
7. Aswani SM, Chandrashekar U, Shivashankara K, Pruthvi B. Clinical profile of urinary tract infections in diabetics and non-diabetics. Australas Med J. 2014; 7(1):29-34.
8. Mamun Mahmud H, Qureshi S, Kumar D, Farman S. Pyuric diabetic patients: A tertiary centre experience from Karachi. Pak J Med Sci. 2014; 30(1):77-80.
9. Tenney J, Hudson N, Alnifaidy H, Li JTC, et al. Risk factors for aquiring multidrug-resistant organisms in urinary tract infections: A systematic literature review. Saudi Pharm J. 2018; 26(5):678-684.