LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA THAI PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ ĐẺ ĐỦ THÁNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Mạnh Thắng Nguyễn 1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ đái tháo đường thai kỳ đẻ đủ tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2019-2020. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân ĐTĐTK là 32,05 ± 4,89 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 20 tuổi và độ tuổi lớn nhất là 43 tuổi. Phần lớn bệnh nhân được phát hiện ĐTĐTK trong khoảng thời gian từ 24 đến 28 tuần, chiếm tỷ lệ 71,76%. Thai phụ có thừa cân và béo phì có tỷ lệ mắc ĐTĐTK cao (chiếm 35,53%). Thai phụ ĐTĐTK có tỷ lệ tăng cân >12 kg trong quá trình mang thai chiếm cao với tỷ lệ là 31,17%.Tại thời điểm phát hiện ĐTĐTK có 30,59% bệnh nhân được xác định đa ối. Kết luận: Thai phụ ĐTĐTK có tuổi trung bình khá cao, thường gặp ở người thừa cân/béo phì và có tỷ lệ tăng cân nhanh trong quá trình mang thai (tăng >12kg) và có tình trạng đa ối ở thời điểm phát hiện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alberti KGMM, Zimmet PZ. Definition, diagnosis and classification of diabetes mellitus and its complications. Part 1: diagnosis and classification of diabetes mellitus. Provisional report of a WHO Consultation. Diabetic Medicine. 1998;15(7):539-553. doi:10.1002/(sici)1096-9136(199807)15:7<539::aid-dia668>3.0.co;2-s
2. Hartling L, Dryden DM, Guthrie A, et al. Screening and Diagnosing Gestational Diabetes Mellitus. Agency for Healthcare Research and Quality (US); 2012.
3. Dornhorst A, Paterson CM, Nicholls JSD, et al. High Prevalence of Gestational Diabetes in Women from Ethnic Minority Groups. Diabetic Medicine. 9(9):820-825. doi:10.1111/j.1464-5491.1992.tb01900.x
4. Lương Thanh Hương. Nghiên Cứu Sàng Lọc Đái Tháo Đường Thai Kỳ ở Thai Phụ Đến Khám Tại Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên. Luận văn Thạc sĩ Y Học, Trường Đại Học Y Hà Nội.; 2018.
5. Lê Thị Thanh Tâm, Đặng Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Cảnh Phú. Nhận xét kết quả xét nghiệm sàng lọc bệnh đái tháo đường thai kỳ tại thành phố Vinh, Nghệ An. Tạp chí Y học thực hành. 2016;997(2/2016):124-126.
6. Martino J, Sebert S, Segura MT, et al. Maternal Body Weight and Gestational Diabetes Differentially Influence Placental and Pregnancy Outcomes. J Clin Endocrinol Metab. 2016;101(1):59-68. doi:10.1210/jc.2015-2590
7. Torloni MR, Betrán AP, Horta BL, et al. Prepregnancy BMI and the risk of gestational diabetes: a systematic review of the literature with meta-analysis. Obes Rev. 2009;10(2):194-203. doi:10.1111/j.1467-789X.2008.00541.x
8. Brunner S, Stecher L, Ziebarth S, et al. Excessive gestational weight gain prior to glucose screening and the risk of gestational diabetes: a meta-analysis. Diabetologia. 2015;58(10):2229-2237. doi:10.1007/s00125-015-3686-5
9. Vũ Thanh Vân. Một Số Nhận Xét về Bệnh Đái Tháo Đường ở Phụ Nữ Có Thai ở Bệnh Viện Phụ - Sản Trung Ương Năm 2010- 2011. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Chuyên khoa 2, Trường Đại Học Y Hà Nội.; 2012.