TÁC NHÂN VI SINH PHÁT HIỆN TRÊN MẪU ĐÀM BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG NHẬP VIỆN

Lý Khánh Vân1,, Lê Thị Huệ2, Phan Thị Cẩm Luyến3, Đỗ Thị Thanh Thư4, Lê Thị Thanh Nhàn5
1 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
2 Đại học Văn Lang
3 Đại học Đà Nẵng
4 Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng
5 Đại học Nguyễn Tất Thành, TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm phổi mắc phải cộng đồng (VPMPCĐ) là bệnh phổ biến có tác nhân gây bệnh thường gặp là vi khuẩn và virus. Tuy nhiên việc xác định chính xác tác nhân gây bệnh gặp không ít khó khăn do bệnh phẩm đàm thường bị tạp nhiễm vì phải qua đường hầu họng. Trong khi phương pháp nuối cấy truyền thống còn hạn chế bởi nhiều lý do, kỹ thuật multiplex real-time PCR được sử dụng như là phương pháp tối ưu vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, không những phát hiện các vi khuẩn thường gặp mà còn phát hiện các vi khuẩn không điển hình, virus và vi nấm. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các tác nhân vi sinh ở mẫu đàm của bệnh nhân VPMPCĐ nhập viện bằng kỹ thuật multiplex real-time PCR. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là 138 mẫu đàm của bệnh nhân VPMPCĐ nhập viện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng kỹ thuật multiplex real-time PCR từ bệnh phẩm đàm được đánh giá tin cậy theo thang điểm Barlett. Kết quả: Có 137 mẫu đàm phát hiện được tác nhân vi sinh gây bệnh chiếm tỷ lệ 99,3% trong đó có 9 trường hợp đơn nhiễm, tỷ lệ 6,5% và 117 trường hợp đồng nhiễm nhiều tác nhân, tỷ lệ 85,4%. Có 88,4% mẫu đàm nhiễm vi khuẩn, 79,0% nhiễm virus và 62,3% nhiễm vi nấm. Kết luận: Tỷ lệ tác nhân vi sinh phát hiện ở bệnh nhân VPMPCĐ nhập viện là 99,3% trong đó vi khuẩn chiếm tỷ lệ là 88,4%, virus là 79,0% và vi nấm là 62,3%. Có 85,4% đồng nhiễm nhiều tác nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Tạ Thị Diệu Ngân (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, Luận án Tiến sĩ Y học chuyên ngành Truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới, Đại học Y Hà Nội.
2. Phạm Hùng Vân (2018), “Tác nhân vi sinh gây nhiễm trùng hô hấp dưới cộng đồng cấp tính không nhập viện - Kết quả bước đầu từ nghiên cứu EACRI (Việt Nam)”, Tạp chí Hô Hấp, (15), tr. 41-55.
3. Kuypers J.Jerome K.R. (2017), “Applications of digital PCR for clinical microbiology”, Journal of clinical microbiology, 55(6), pp. 1621-1628.
4. Phạm Hùng Vân, Nguyễn Văn Thành và cộng sự (2018), “Tác nhân vi sinh gây viêm phổi cộng đồng phải nhập viện – Kết quả nghiên cứu REAL 2016-2017”, Thời sự Y Học, tháng 03/2018, tr. 51-63.
5. Lý Khánh Vân, Phạm Hùng Vân (2018), “Tác nhân vi sinh gây viêm phổi cộng đồng phải nhập viện”, Tạp chí Y học TP.HCM, tr. 238-243.
6. Trần Anh Đào (2011), Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phối mắc phải cộng đồng tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhân dân Gia Định, Luận văn Thạc sĩ y học chuyên ngành Lao, Đại học Y dược TP.HCM, tr. 63-64 và 106-107.
7. Arnold F.W., Summersgill J.T., et al (2007), “A worldwide perspective of atypical pathogens in community-acquired pneumonia”, American journal of respiratory and critical care medicine, 175(10), pp. 1086-1093.
8. Peto L., Nadjm B., et al (2014), “The bacterial aetiology of adult community-acquired pneumonia in Asia: a systematic review”, Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, 108(6), pp. 326-337.