NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI SINH CỦA VIÊM MÀNG BỤNG Ở BỆNH NHÂN LỌC MÀNG BỤNG LIÊN TỤC NGOẠI TRÚ (CAPD) TẠI BỆNH VIỆN E

Phạm Xuân Phong1,, Nguyễn Vĩnh Hưng2
1 Viện Y học Cổ truyền Quân đội
2 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang đặc điểm căn nguyên vi sinh gây viêm màng bụng ở 27 bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD) tại khoa Thận-Tiết niệu, Bệnh viện E trong thời gian từ tháng 08/2020 đến tháng 08/2021. Kết quả: Tuổi trung bình 42,6 ± 12,5 (16-82 tuổi). Tỷ lệ nam/nữ: 1,25/1. Với 36 lượt viêm màng bụng tỷ lệ cấy dịch lọc màng bụng dương tính trong chai cấy máu môi trường hiếu khí, kỵ khí và môi trường thạch lần lượt là: 58,3%, 38,9% và 33,3%. Tất cả các mẫu dương tính đều ở chai hiếu khí. Tỷ lệ vi khuẩn Gram dương là 24% (trong đó 50% là tụ cầu), Gram âm là 64% (trong đó 40% là E.coli) và 12% là nấm (trong đó 100% là Candida). Kết luận: Căn nguyên vi sinh gây viêm màng bụng thường gặp ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú là Gram âm (64%, chủ yếu là E. coli 40%), Gram dương (24%) và nấm Candida (12%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Li PK, Szeto CC, Piraino B, et al. (2010). Peritoneal dialysis-related infections recommendations: 2010 update. Peritoneal dialysis international: journal of the International Society for Peritoneal Dialysis, 30(4), 393-423.
2. Chinnock B, Fox C, Hendey GW (2009). Gram's stain of peritoneal fluid is rarely helpful in the evaluation of the ascites patient. Annals of emergency medicine, 54(1), 78-82.
3. Yoon SH, Choi NW, Yun SR (2010). Detecting bacterial growth in continuous ambulatory peritoneal dialysis effluent using two culture methods. The Korean journal of internal medicine, 25(1), 82-5.
4. Zafer M, Tekin T, Özlem B, et al. (2015). Comparison of classical methods versus bactec blood culture system for culture of normally sterile body fluids. 4.
5. Omer I, Hummeida MA, Musa HA (2011). Improved conventional method for the laboratory diagnosis of peritonitis from peritoneal dialysate in Sudan. Peritoneal dialysis international : journal of the International Society for Peritoneal Dialysis, 31(4), 495-8.
6. Najafi I, Ossareh S, Hosseini M, et al. (2011). Epidemiology of culture-negative peritonitis in Iranian patients on continuous ambulatory peritoneal dialysis. Iranian journal of kidney diseases, 5(5), 332-7.
7. Tantiyavarong P, Traitanon O, Chuengsaman P, et al. (2016). Dialysate White Blood Cell Change after Initial Antibiotic Treatment Represented the Patterns of Response in Peritoneal Dialysis-Related Peritonitis. International journal of nephrology, 2016, 6217135.
8. Feng X, Yang X, Yi C, et al. (2014). Escherichia coli Peritonitis in peritoneal dialysis: the prevalence, antibiotic resistance and clinical outcomes in a South China dialysis center. Peritoneal dialysis international : journal of the International Society for Peritoneal Dialysis, 34(3), 308-16.
9. Chavada R, Kok J, van Hal S, et al. (2011). Seeking clarity within cloudy effluents: differentiating fungal from bacterial peritonitis in peritoneal dialysis patients. PloS one, 6(12), e28247.