PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO DƯỚI 45 TUỔI

Nguyễn Hải Linh1,, Nguyễn Văn Tuyến1, Đỗ Đức Thuần2
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát một số yếu tố nguy cơ và phân tích mối liên quan trên bệnh nhân đột quỵ não dưới 45 tuổi Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu “bệnh-chứng”, mô tả cắt ngang 130 đối tượng đột quỵ não chia hai nhóm từ dưới 45 tuổi (nhóm nghiên cứu) và trên 45 tuổi (nhóm chứng) tại khoa Đột quỵ não- Bệnh viện TWQĐ 108 và bệnh viện quân y 103. Kết quả nghiên cứu: Tiền sử bệnh lý thường gặp nhất là tăng huyết áp (42,4%); uống rượu và hút thuốc lá (18,2% và 25,8%); nhóm bệnh lý suy tim, bệnh cơ tim, hẹp van 2 lá, rung nhĩ chiếm 12,1%; bệnh khác (rối loạn đông máu/ Moyamoya) là 7,5%; tiền sử khỏe mạnh là 36,4% - sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp trước nhập viện có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 0,177 lần [OR=0,177; (0,047-0,663), 0,006] so với không điều trị. Nghiện rượu, thuốc lá có nguy cơ cao hơn 3,354 và 3,462 lần so với những người không sử dụng. Béo phì (dựa trên chỉ số BMI) ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng p<0,05. Kết luận: Các yếu tố nguy cơ thay đổi được chiếm tỉ lệ cao trong đột quỵ não dưới 45 tuổi, không tuân tủ điều trị và lối sống không lành mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. H. P. Adams et al., “Baseline NIH Stroke Scale score strongly predicts outcome after stroke: A report of the Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment (TOAST),” Neurology, vol. 53, no. 1, pp. 126–131, Jul. 1999, doi: 10.1212/WNL.53.1.126.
2. D. Mozaffarian et al., “Heart Disease and Stroke Statistics—2015 Update,” Circulation, vol. 131, no. 4, Jan. 2015, doi: 10.1161/CIR.0000000000000152.
3. M. J. O’Donnell et al., “Risk factors for ischaemic and intracerebral haemorrhagic stroke in 22 countries (the INTERSTROKE study): a case-control study,” The Lancet, vol. 376, no. 9735, pp. 112–123, Jul. 2010, doi: 10.1016/S0140-6736 (10)60834-3.
4. M. J. O’Donnell et al., “Global and regional effects of potentially modifiable risk factors associated with acute stroke in 32 countries (INTERSTROKE): a case-control study,” Lancet, vol. 388, no. 10046, pp. 761–775, Aug. 2016, doi: 10.1016/S0140-6736(16)30506-2.
5. M. J. Bos, P. J. Koudstaal, A. Hofman, and M. A. Ikram, “Modifiable Etiological Factors and the Burden of Stroke from the Rotterdam Study: A Population-Based Cohort Study,” PLoS Med, vol. 11, no. 4, p. e1001634, 2014, doi: 10.1371/ JOURNAL.PMED.1001634.
6. B. Mallmann, S. C. Fuchs, M. Gus, F. D. Fuchs, and L. B. Moreira, “Population-Attributable Risks for Ischemic Stroke in a Community in South Brazil: A Case-Control Study,” PLoS One, vol. 7, no. 4, p. e35680, Apr. 2012, doi: 10.1371/JOURNAL.PONE.0035680.
7. J. Putaala et al., “Analysis of 1008 Consecutive Patients Aged 15 to 49 With First-Ever Ischemic Stroke,” Stroke, vol. 40, no. 4, pp. 1195–1203, Apr. 2009, doi: 10.1161/STROKEAHA.108.529883.
8. K. Boehme, C. Esenwa, and M. S. V. Elkind, “Stroke Risk Factors, Genetics, and Prevention,” Circ Res, vol. 120, no. 3, p. 472, Feb. 2017, doi: 10.1161/CIRCRESAHA.116.308398.
9. M. Awadh, N. MacDougall, C. Santosh, E. Teasdale, T. Baird, and K. W. Muir, “Early recurrent ischemic stroke complicating intravenous thrombolysis for stroke: incidence and association with atrial fibrillation,” Stroke, vol. 41, no. 9, pp. 1990–1995, Sep. 2010, doi: 10.1161/ STROKEAHA.109.569459.
10. Aigner, U. Grittner, A. Rolfs, B. Norrving, B. Siegerink, and M. A. Busch, “Contribution of Established Stroke Risk Factors to the Burden of Stroke in Young Adults,” Stroke, vol. 48, no. 7, pp. 1744–1751, Jul. 2017, doi: 10.1161/ STROKEAHA.117.016599.