GHÉP TẠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2: NHỮNG THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC

Trần Thanh Trí1,, Hồ Phi Duy1, Nguyễn Hồng Vân Khánh1, Huỳnh Thị Vũ Quỳnh1, Nguyễn Đình Văn1, Phan Tấn Đức1, Đặng Xuân Vinh1, Phạm Ngọc Thạch1, Trịnh Hữu Tùng1, Trần Đông A1
1 Bệnh viện Nhi Đồng 2 - TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: nhu cầu ghép gan, thận và tế bào gốc ở trẻ tăng. Bệnh viện Nhi Đồng 2 (NĐ2) phát triển các kỹ thuật này với vị thế bệnh viện nhi tuyến cuối và là cơ sở ghép tạng nhi công lập duy nhất Miền Nam. Đối tượng, phương pháp: Các trẻ được ghép gan, thận và tế bào gốc tạo máu tại NĐ2 được hồi cứu. Kết quả: Có 25 trường hợp (TH) ghép gan từ người cho sống từ 2005-2022, được theo dõi 4 tháng - 17 năm; tỉ lệ sống còn là 20/25 TH (80%), không có biến chứng trên người cho gan. Có 24 TH ghép thận từ 2004-2022 (22 người cho sống và 2 người cho chết não). Thời gian theo dõi 1-16 năm, thận hoạt động tốt 18/24TH (75%). Tỉ lệ sống còn 21/24 TH (87,5%). Có 5 TH ghép tế bào gốc tạo máu từ 2020-2023, được theo dõi 2-32 tháng. Tỉ lệ sống còn 4/5 TH (80%). Kết luận - Kiến nghị: Ghép tạng tại NĐ2 phát triển tốt với sự hỗ trợ từ các trung tâm có kinh nghiệm trong và ngoài nước. Cần giải quyết vấn đề pháp lý, tài chính, nhân sự, trang thiết bị và thuốc trong ghép tạng để thường quy hóa hoạt động lấy ghép tạng. Riêng ghép gan, thận, cần gia tăng nguồn tạng cho trẻ từ người cho chết não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Elzembely MM, Park JR, Riad KF, Sayed HA, Pinto N, Carpenter PA, Baker KS, El-Haddad A (2018), “Acute Complications After High-Dose Chemotherapy and Stem-Cell Rescue in Pediatric Patients With High-Risk Neuroblastoma Treated in Countries With Different Resources”, J Glob Oncol, 4:1-12, DOI: 10.1200/JGO.17.00118.
2. Gurevich M, Guy-Viterbo V, Janssen M, Stephenne X, Smets F, Sokal E, Lefebvre C, Balligand JL, Pirotte T, Veyckemans F, Clapuyt P, Menten R, Dumitriu D, Danse E, Annet L, Clety SC, Detaille T, Latinne D, Sempoux C, Laterre PF, de Magnée C, Lerut J, Reding R (2015), “Living Donor Liver Transplantation in Children: Surgical and Immunological Results in 250 Recipients at Université Catholique de Louvain”, Ann Surg, 262(6):1141-1149, DOI: 10.1097/SLA.0000000000001094.
3. Hariharan S, Israni AK., Danovitch G (2021), “Long-Term Survival after Kidney Transplantation”. N Eng J Med, 385:729-743, DOI: 10.1056/NEJMra2014530.
4. Ladenstein R, Pötschger U, Hartman O, Pearson AD, Klingebiel T, Castel V, Yaniv I, Demirer T, Dini G (2008), “EBMT Paediatric Working Party. 28 years of high-dose therapy and SCT for neuroblastoma in Europe: lessons from more than 4000 procedures”, Bone Marrow Transplant, 41 Suppl 2:S118-27, DOI: 10.1038/ bmt.2008.69.
5. Mazzucchi E et al (2005), “Surgical complications after renal transplantation in grafts with multiple arteries”, International Braz J Uro,31(2):125-130, DOI: 10.1590/s1677-55382005000200006.
6. Merion RM, Goodrich NP, Johnson RJ, et al (2018), “Kidney transplant graft outcomes in 379 257 recipients on 3 continents”, Am J Transplant, 18:1914-1923, DOI: 10.1111/ajt.14694.
7. Pham YH, Miloh T (2018), “Liver Transplantation in Children”, Clin Liver Dis, 22(4):807-821, DOI: 10.1016/j.cld.2018.06.004
8. Reding R, Tran DA (2006), “First pediatric liver transplantation in Ho Chi Minh City, Vietnam”, Pediatr Transplant,10:402-404, DOI: 10.1111/ j.1399-3046.2006.00505.x