GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỔN THƯƠNG THẬN CẤP CỦA NEUTROPHIL GELATINASE ASSOCIATED LIPOCALIN (NGAL) HUYẾT THANH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định giá trị tiên lượng tổn thương thận cấp (TTTC) của nồng độ NGAL huyết thanh lúc vào viện ở bệnh nhân viêm tuỵ cấp. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc 239 bệnh nhân viêm tuỵ cấp chẩn đoán theo tiêu chuẩn Atlanta 2012 đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. Xét nghiệm NGAL, sinh hoá tại thời điểm nhập viện và sinh hoá tại các thời điểm khác trong quá trình điều trị. Kết quả: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 46,07 ± 13,17 tuổi, tỷ lệ nam giới là 76,2%, với 8,36 % bệnh nhân viêm tuỵ cấp có TTTC. Thời điểm nhập viện trung vị nồng độ NGAL huyết thanh ở bệnh nhân viêm tuỵ cấp có TTTC là 529,8 (476,4-639,4) ng/ml cao hơn nhóm không có TTTC là 429,8 (253,5-545,9) ng/ml, p> 0,05. Có mối tương quan yếu giữa nồng độ NGAL huyết thanh lúc vào viện với các thang điểm đánh giá mức độ nặng của viêm tuỵ cấp, xét nghiệm chức năng thận và enzym tuỵ. Nồng độ NGAL huyết thanh lúc nhập viện cho khả năng tiên lượng TTTC ở bệnh nhân viêm tuỵ cấp khá tốt (AUC=0,73) với điểm cắt 446,97 ng/mL, độ nhạy 83,3% và độ đặc hiệu 56,4%. Kết luận: Tỷ lệ có tổn thương thận cấp là 8,36%. Trung vị NGAL huyết thanh ở nhóm bệnh nhân viêm tuỵ cấp có tổn thương thận cấp là 529,8 (476,4-639,4) ng/ml tại thời điểm nhập viện. Nồng độ NGAL huyết thanh lúc nhập viện cho khả năng tiên lượng tổn thương thận cấp ở bệnh nhân viêm tuỵ cấp khá tốt (AUC=0,73) với điểm cắt 446,97 ng/mL, độ nhạy 83,3% và độ đặc hiệu 56,4%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tổn thương thận cấp (TTTC), KDIGO, viêm tuỵ cấp, Neutrophil Gelatinase - Associated Lipocalin (NGAL) huyết thanh.
Tài liệu tham khảo
2. E. Singer, L. Markó, N. Paragas, et al. (2013). Neutrophil gelatinase-associated lipocalin: pathophysiology and clinical applications. Acta Physiol (Oxf), 207(4): 663-72.
3. Lê Thị Diễm Tuyết (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị suy thận cấp tại khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
4. H. Li, Z. Qian, Z. Liu, et al. (2010). Risk factors and outcome of acute renal failure in patients with severe acute pancreatitis. J Crit Care, 25(2): 225-9.
5. M. Sporek, A. Gala-Błądzińska, P. Dumnicka, et al. (2016). Urine NGAL is useful in the clinical evaluation of renal function in the early course of acute pancreatitis. Folia Med Cracov, 56(1): 13-25.
6. Phan Thị Xuân (2018). Giá trị của Neutrophil Gelatinase Associated Lipocaline huyết tương trong chẩn đoán sớm tổn thương thận cấp và tiên lượng ở bệnh nhân điều trị tích cực. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
7. P. K. Siddappa, R. Kochhar, P. Sarotra, et al. (2019). Neutrophil gelatinase-associated lipocalin: An early biomarker for predicting acute kidney injury and severity in patients with acute pancreatitis. JGH Open, 3(2): 105-110.
8. M. Haase, R. Bellomo, P. Devarajan, et al. (2009).Accuracy of neutrophil gelatinase-associated lipocalin (NGAL) in diagnosis and prognosis in acute kidney injury: a systematic review and meta-analysis. Am J Kidney Dis, 54(6): 1012-24.