NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ NHIỄM MỠ GAN TRÊN FIBROSCAN VỚI HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở NHỮNG NGƯỜI KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 121

Hoàng Đình Anh1, Hoàng Đình Khánh1, Đỗ Minh Tiến2, Lê Thị Minh Hảo2
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện quân y
2 Bệnh viện Quân y 121

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hội chứng chuyển hóa (HCCH), tỷ lệ gan nhiễm mỡ không do rượu (GNM) bằng Fibroscan đồng thời đánh giá mối liên quan giữa chỉ số nhiễm mỡ của gan (CAP) với HCCH. Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu 675 người đến khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện quân y 121 trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2023 được đo CAP bằng máy Fibroscan và chia thành hai nhóm: Có HCCH và không có HCCH theo tiêu chuẩn AHA/ NHLBI + IDF năm 2009. Kết quả: Tỷ lệ mắc HCCH của đối tượng nghiên cứu là 56%. Tỷ lệ GNM của đối tượng nghiên cứu là 58,7%, trong đó độ 1 chiếm 17,3%, độ 2 chiếm 22,1%, độ 3 chiếm 19,3%. Chỉ số CAP, độ nhiễm mỡ gan có mối tương quan thuận với số lượng thành phần của HCCH, p<0,01. Chỉ số CAP đo trên Fibroscan có mối liên quan đến tất cả các thành phần của HCCH đồng thời cũng liên quan chỉ số men gan, p<0,01. Phân tích hồi quy logistic cho thấy người có chỉ số CAP càng cao thì khả năng mắc HCCH càng tăng với tỉ suất chênh (OR) là 1,016. Kết luận: Tỷ lệ HCCH ở nhóm người khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện quân y 121 là 56% và tỷ lệ gan nhiễm mỡ được đánh giá bằng Fibroscan là 58,7%. Chỉ số nhiễm mỡ gan (CAP) trên Fibroscan có giá trị tiên đoán HCCH, đồng thời có liên quan với số lượng các thành phần HCCH

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đỗ Kim Hoa (2008), Nghiên cứu tỉ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF – 2005 của cán bộ quân đội tại Quân khu A. Luận văn chuyên khoa cấp 2, Học Viện quân y.
2. Nguyễn Thị Hoa (2021), Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tỷ lệ gan nhiễm mỡ trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa bằng máy FIBROSCAN TOUCH tại bệnh viện 198, Bộ Công an. Tạp chí nội tiết và đái tháo đường năm 2021- số 45, tr 70-75.
3. Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng (2023), “Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa của người dân Việt Nam”, Tạp chí Hội nội tiết – Đái tháo đường miền trung Việt Nam. Số 60 năm 2023.
4. Fabrellas N, Herna´ndez R, Graupera I, et al. (2018) Prevalence of hepatic steatosis as assessed by controlled attenuation parameter (CAP) in subjects with metabolic risk factors in primary care. A population-based study. PLoS ONE 13(9): e0200656.
5. Lédinghen, V, Vergniol J, Capdepont M, et al (2013). Controlled Attenuation parameter (CAP) for the diagnosis of steatosis: a prospective study of 5,323 examinations, Journal of Hepatology (2013).
6. Sasso M, Beaugrand M, Ledinghen V, et al (2010). Controlled attenuation parameter (CAP): A novel VCTETM guided ultrasonic attenuation measurement for the evaluation of hepatic steatosis: preliminary study and validation in a cohort of patients with chronic liver disease from various cause. Ultrasound in Medicine and Biology, Vol 36, No 11. 1825-1835
7. Wanlu S, Changgui S, Guangyu C, et al (2017). Clinical study of the relationship between controlled attenuation parameters of the liver and metabolic syndrome [J]. Chinese Journal of Hepatology, 2017, 25 (2): 128-133.
8. Yue-Yan Hu, Ning – Ling Dong, Qui Qu, et al (2018). The correlation between controlled attenuation parameter and metabolic syndrome and its components in middle-aged and elderly nonalcoholic fatty liver disease patients. Medicine (Baltimore) . 2018 Oct;97(43).