HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ, VÀ AN TOÀN CỦA DAPAGLIFLOZIN TRONG QUẢN LÝ BỆNH THẬN MẠN: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN HỆ THỐNG

Hoàng Thy Nhạc Vũ1,, Trần Thị Ngọc Vân1, Bùi Thị Thu Quỳnh2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 AstraZeneca Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tổng quan hệ thống các bằng chứng về hiệu quả, hiệu lực, và an toàn của dapagliflozin ở trong quản lý bệnh thận mạn. Phương pháp: Tìm kiếm tất cả các nghiên cứu phù hợp trên 3 cơ sở dữ liệu điện tử gồm Pubmed, Embase và Cochrane tính đến ngày 21/12/2022. Hiệu lực và hiệu quả được đo lường qua tổ hợp biến cố tim mạch thận, biến cố trên thận, biến cố trên tim mạch, và biến cố tử vong do mọi nguyên nhân. Tính an toàn được thể hiện qua tần suất biến cố bất lợi. Kết quả: Có 8 nghiên cứu đã được tổng quan. Tất cả đều cho thấy dapagliflozin làm giảm đáng kể nguy cơ trên thận, tim mạch và tử vong so với đối chứng ở người mắc bệnh thận mạn ở các mức độ nặng khác nhau, có hoặc không có các bệnh kèm theo như đái tháo đường tuýp 2, suy tim, và xơ vữa tim mạch. Các biến cố bất lợi quan tâm đều có tần suất xảy ra ít hơn hoặc không khác biệt ở nhóm điều trị bằng dapagliflozin so với đối chứng và không có sự khác biệt giữa các khu vực địa lý (p>0,05). Kết luận: Tổng quan cung cấp bằng chứng cho thấy dapagliflozin là một lựa chọn hiệu quả và an toàn trong quản lý bệnh thận mạn tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vart P, Correa-Rotter R, Hou FF, Jongs N, Chertow GM, Langkilde AM, et al. Efficacy and Safety of Dapagliflozin in Patients With CKD Across Major Geographic Regions. Kidney Int Rep. 2022;7(4):699-707. Epub 2022/05/03. doi: 10.1016/j.ekir.2022.01.1060. PubMed PMID: 35497805; PubMed Central PMCID: PMCPMC9039473.
2. Mosenzon O, Raz I, Wiviott SD, Schechter M, Goodrich EL, Yanuv I, et al. Dapagliflozin and Prevention of Kidney Disease Among Patients With Type 2 Diabetes: Post Hoc Analyses From the DECLARE-TIMI 58 Trial. Diabetes care. 2022;45(10):2350-9. Epub 2022/08/24. doi: 10.2337/dc22-0382. PubMed PMID: 35997319.
3. Heerspink HJLK, A. Thuresson, M. Melzer-Cohen, C. Chodick, G. Khunti, K. Wilding, J. P. H. Garcia Rodriguez, L. A. Cea-Soriano, L. Kohsaka, S. Nicolucci, A. Lucisano, G. Lin, F. J. Wang, C. Y. Wittbrodt, E. Fenici, P. Kosiborod, M. Kidney outcomes associated with use of SGLT2 inhibitors in real-world clinical practice (CVD-REAL 3): a multinational observational cohort study. The lancet Diabetes & endocrinology. 2020; 8(1):27-35. Epub 2019/12/22. doi: 10.1016/ s2213-8587(19)30384-5. PubMed PMID: 31862149.
4. Cherney DZID, C. C. J. Barbour, S. J. Cattran, D. Abdul Gafor, A. H. Greasley, P. J. Laverman, G. D. Lim, S. K. Di Tanna, G. L. Reich, H. N. Vervloet, M. G. Wong, M. G. Gansevoort, R. T. Heerspink, H. J. L. Effects of the SGLT2 inhibitor dapagliflozin on proteinuria in non-diabetic patients with chronic kidney disease (DIAMOND): a randomised, double-blind, crossover trial. The lancet Diabetes & endocrinology. 2020;8(7):582-93. Epub 2020/06/20. doi: 10.1016/s2213-8587(20)30162-5. PubMed PMID: 32559474.
5. Pollock CS, B. Reyner, D. Rossing, P. Sjöström, C. D. Wheeler, D. C. Langkilde, A. M. Heerspink, H. J. L. Albuminuria-lowering effect of dapagliflozin alone and in combination with saxagliptin and effect of dapagliflozin and saxagliptin on glycaemic control in patients with type 2 diabetes and chronic kidney disease (DELIGHT): a randomised, double-blind, placebo-controlled trial. The lancet Diabetes & endocrinology. 2019;7(6):429-41. Epub 2019/04/18. doi: 10.1016/s2213-8587(19)30086-5. PubMed PMID: 30992195.
6. Fioretto PDP, S. Buse, J. B. Goldenberg, R. Giorgino, F. Reyner, D. Langkilde, A. M. Sjöström, C. D. Sartipy, P. Efficacy and safety of dapagliflozin in patients with type 2 diabetes and moderate renal impairment (chronic kidney disease stage 3A): The DERIVE Study. Diabetes, obesity & metabolism. 2018;20(11):2532-40. Epub 2018/06/12. doi: 10.1111/dom.13413. PubMed PMID: 29888547; PubMed Central PMCID: PMCPMC6175614.
7. Kohan DE, Fioretto P, Tang W, List JF. Long-term study of patients with type 2 diabetes and moderate renal impairment shows that dapagliflozin reduces weight and blood pressure but does not improve glycemic control. Kidney international. 2014;85(4):962-71. Epub 2013/09/27. doi: 10.1038/ki.2013.356. PubMed PMID: 24067431; PubMed Central PMCID: PMCPMC3973038.
8. Jhund PSS, S. D. Docherty, K. F. Heerspink, H. J. L. Anand, I. S. Böhm, M. Chopra, V. de Boer, R. A. Desai, A. S. Ge, J. Kitakaze, M. Merkley, B. O'Meara, E. Shou, M. Tereshchenko, S. Verma, S. Vinh, P. N. Inzucchi, S. E. Køber, L. Kosiborod, M. N. Martinez, F. A. Ponikowski, P. Sabatine, M. S. Bengtsson, O. Langkilde, A. M. Sjöstrand, M. McMurray, J. J. V. Efficacy of Dapagliflozin on Renal Function and Outcomes in Patients With Heart Failure With Reduced Ejection Fraction: Results of DAPA-HF. Circulation. 2021;143(4):298-309. Epub 2020/10/13. doi: 10.1161/circulationaha.120.050391. PubMed PMID: 33040613; PubMed Central PMCID: PMCPMC7834909.