KẾT QUẢ HÓA TRỊ PACLITAXEL TRONG UNG THƯ VÚ TÁI PHÁT DI CĂN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả hóa trị Paclitaxel trong ung thư vú tái phát di căn tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 120 bệnh nhân ung thư vú tái phát di căn điều trị bằng phác đồ Paclitaxel tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội từ tháng 01/2018 đến tháng 01/2022. Kết quả: 120 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, tuổi trung bình là 59,6 ± 8,8 tuổi. Tỷ lệ đáp ứng chung của phác đồ là 37,5%, trung bình thời gian sống thêm không bệnh tiến triển (PFS) là 8,6±2,34 tháng. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 3 năm là 35,5%. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm là 20,0%. Độc tính của phác đồ thường gặp ở độ 1,2. Tác dụng không mong muốn (TDKMM) hay gặp nhất là rụng tóc (37,5%), chán ăn (25,0%) ; ít gặp hơn là nôn/buồn nôn (6,7%), tiêu chảy (5,8%), dị ứng (1,6%). Kết luận: Điều trị ung thư vú tái phát di căn bằng phác đồ Paclitaxel có tỷ lệ đáp ứng tương đối tốt, giúp cải thiện thời gian sống không bệnh tiến triển và thời gian sống thêm toàn bộ cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Paclitaxel, ung thư vú di căn, sống thêm không bệnh, sống thêm toàn bộ.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng và cs. (2017). Kết quả bước đầu nghiên cứu đánh giá hiệu quả phác đồ AC-T trên bệnh nhân ung thư vú ở bệnh viện K giai đoạn 2015-2016. Tạp chí Y học thực hành, 489, tr 10-17.
3. Jame F.Bishop., Joanna Dewar., Guy C. Toner and et al (1999). Intial Paclitaxel improves out come compared with CMFP combination chemotherapy as front line therapy in untreated mestastatic Breast cancer. J Clin Oncol, 17(8), 2355 – 2364.
4. Siegel R, Ma J, Zou Z, et al (2014). Cancer statistics. CA cancer J.Clin. 2014, 64: 9-29.
5. Tạ Văn Tờ (2004). Nghiên cứu hình thái học, hóa mô miễn dịch và giá trị tiên lượng của chúng trong ung thư biểu mô tuyến vú. Luận án Tiến sỹ Y học. 34-6
6. Bishop J.F., Dewar J., Toner G.C. và cộng sự. (1999). Initial paclitaxel improves outcome compared with CMFP combination chemotherapy as front-line therapy in untreated metastatic breast cancer. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol, 17(8), 2355–2364.
7. Sledge G.W., Neuberg D., Bernardo P. và cộng sự. (2003). Phase III trial of doxorubicin, paclitaxel, and the combination of doxorubicin and paclitaxel as front-line chemotherapy for metastatic breast cancer: an intergroup trial (E1193). J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol, 21(4), 588–592.
8. Phạm Thị Dịu, Lê Thanh Đức (2022). Đánh giá kết quả hóa trị phác đồ paclitaxel trong ung thư vú tái phát di căn. 517(1), 308-312