VAI TRÒ THUỐC PHÂN ĐOẠN FLAVONOID VI HẠT TINH CHẾ VÀ THUỐC MỠ THOA TRỰC TRÀNG CÓ CHỨA SUCRALFAT TRONG ĐIỀU TRỊ TRĨ

Nguyễn Ngọc Ánh1,, Trần Ngọc Dũng1, Nguyễn Trung Tín2, Nguyễn Văn Hải2, Nguyễn Công Long3, Phạm Văn Năng4, Phạm Anh Vũ5, Hà Quốc Hùng6, Nguyễn Trường Trúc Lâm7, Hồ Hữu An8, Trần Kiên Quyết9, Hoàng Anh Bắc10, Nguyễn Đức Hinh11, Lê Mạnh Cường12, Nguyễn Xuân Hùng13
1 Đại học Y Hà Nội
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Đại học Quốc Gia Hà Nội
4 Đại học Y Dược Cần Thơ
5 Đại học Y Dược Huế
6 Bệnh viện Lão Khoa TW
7 Bệnh viện Chợ Rẫy
8 Bệnh viện TW Quân đội 108
9 Bệnh viện Saint Paul Hà Nội
10 Bệnh viện Thống Nhất
11 Bệnh viện Tâm Anh Hà Nội
12 Bệnh viện Tuệ Tĩnh
13 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh trĩ là một trong những bệnh phổ biến, đứng đầu trong các nhóm bệnh vùng hậu môn trực tràng ở người lớn. Điều trị bằng thuốc kết hợp với điều chỉnh lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh trĩ của người bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng quan tài liệu nhằm thu thập các bằng chứng về hiệu quả, vai trò của thuốc phân đoạn flavonoid vi hạt tinh chế (MPFF) và thuốc mỡ thoa trực tràng có chứa Sucralfat trong điều trị bệnh trĩ và phỏng vấn ý kiến chuyên gia (Phương pháp Delphi) để đánh giá mức độ đồng thuận về các khuyến cáo. Kết quả: MPFF có thể sử dụng như một phương pháp điều trị ưu tiên, kết hợp với thay đổi lối sống và chế độ ăn phù hợp đối với người bệnh trĩ mức độ I và II. Đồng thời, MPFF có thể là phương pháp điều trị bổ trợ cho người bệnh trĩ sau khi được thực hiện phẩu thuật/thủ thuật từ mức độ II đến mức độ IV. Mặc dù, các bằng chứng về vai trò của Thuốc mỡ thoa trực tràng có chứa Sucralfat trong điều trị trĩ còn hạn chế, nhưng đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và chứng minh được hiệu quả trong việc giảm đau tại chỗ/làm lành vết thương đối với người bệnh sau phẫu thuật cắt trĩ. Kết luận: Sự đồng thuận các khuyến cáo từ ý kiến chuyên gia và bằng chứng về hiệu quả lâm sàng của MPFF và Thuốc mỡ thoa trực tràng có chứa Sucralfat là cơ sở đáng tin cậy cho các nhà thực hành lâm sàng lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh trĩ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Sheikh P, Régnier C, Goron F, Salmat G. The prevalence, characteristics and treatment of hemorrhoidal disease: results of an international web-based survey. J Comp Eff Res. 2020; 9(17): 1219–32.
2. Everhart J E, Ruhl C E. Burden of digestive diseases in the United States part I: overall and upper gastrointestinal diseases. Gastroenterology. 2009;136(2):376–386.
3. Riss S, Weiser FA, Schwameis K, Riss T, Mittlböck M, Steiner G, et al. The prevalence of hemorrhoids in adults. Int J Colorectal Dis. 2012;27:215–20.
4. Nguyễn Mạnh Nhâm. Nghiên cứu bệnh trĩ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam và các biện pháp phòng bệnh-điều trị. Tạp chí Hậu môn trực tràng. 2004;4:3–15.
5. Trần Thiện Hoà, Phan Anh Tuấn. Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh trĩ ở người trên 50 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2010; 14(1):25-46.
6. Bộ Y tế. Quyết định 4068/QĐ-BYT năm 2016 Hướng dẫn biên soạn quy trình chuyên môn khám, chữa bệnh. 2016.
7. El-Kelani MZ, Kerdahi R, Raghib S, Shawkat MA, Abdelnazer N, Mudawi I, et al. Recommendations and best practice on the management of hemorrhoidal disease in Saudi Arabia. Hosp Pract. 2022;50(2):104–9.
8. Gallo G, Martellucci J, Sturiale A el, Clerico G, Milito G, Marino F, et al. Consensus statement of the Italian society of colorectal surgery (SICCR): management and treatment of hemorrhoidal disease. Tech Coloproctol. 2020; 24:145–64.