CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI RỐI LOẠN MẤT NGỦ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI, TPHCM

Trương Thảo Nguyên1, Nguyễn Như Hồ1,2,
1 Đại học Y Dược TPHCM
2 Bệnh viện Nguyễn Trãi TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm của giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ (CLGN) và chất lượng cuộc sống (CLCS) của người cao tuổi có chẩn đoán rối loạn mất ngủ, điều trị ngoại trú. Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả được thực hiện từ tháng 5/2023 đến tháng 7/2023 trên bệnh nhân tuổi từ 60 đang điều trị ngoại trú bằng thuốc tại bệnh viện Nguyễn Trãi. Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân bằng bộ câu hỏi Chỉ số CLGN Pittsburgh (PSQI) và EQ-5D-5L để đánh giá CLGN và CLCS của bệnh nhân. Kết quả: Gần 2/3 bệnh nhân cho biết có thời lượng ngủ <5 giờ và hiệu quả giấc ngủ <65%. Các vấn đề phổ biến nhất là khó vào giấc, thức dậy giữa đêm hoặc quá sớm vào buổi sáng và mất ngủ vì cần vào nhà vệ sinh. 75% bệnh nhân đồng thời khó ngủ và khó duy trì giấc ngủ. Khoảng 75% bệnh nhân gặp vấn đề ở 2 chỉ tiêu đánh giá CLCS là đau/khó chịu và lo lắng, u sầu. Kết luận: Mặc dù được chẩn đoán và điều trị mất ngủ, CLGN và CLCS của bệnh nhân người cao tuổi vẫn chưa tối ưu. Cần có các biện pháp khác hỗ trợ bên cạnh việc sử dụng thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Minh Tường Vân, Nguyễn Trần Tố Trân, Nguyễn Văn Trí (2019). Khảo sát chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại cộng đồng quận 8 TP. Hồ Chí Minh. Tạp Chí Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 23 (6), 83–9.
2. Abd Allah ES, Abdel-Aziz HR, Abo El-Seoud AR (2014). Insomnia: Prevalence, risk factors, and its effect on quality of life among elderly in Zagazig City, Egypt. J Nurs Educ Pract, 4 (8), 52.
3. To N, Nguyen N (2015). Validity of the Vietnamese version of the Pittsburgh sleep quality index. Sleep Med, 16:S52.
4. Mai VQ, Sun S, Minh HV, Luo N, Giang KB, Lindholm L, et al (2020). An EQ-5D-5L Value Set for Vietnam. Qual Life Res Int J Qual Life Asp Treat Care Rehabil, 29 (7), 1923–33.
5. Võ Thị Hà Hoa, Nguyễn Thị Khánh Linh (2021). Nghiên cứu chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại thành phố Đà Nẵng. Nội Tiết Và Đái Tháo Đường, 47, 155–61.
6. Hirshkowitz M, Whiton K, Albert SM, Alessi C, Bruni O, DonCarlos L, et al (2015). National Sleep Foundation’s sleep time duration recommendations: methodology and results summary. Sleep Health, 1 (1), 40–3.
7. Liu X, Liu L (2005). Sleep Habits and Insomnia in a Sample of Elderly Persons in China. Sleep, 28 (12), 1579–87.
8. Bliwise DL, Foley DJ, Vitiello MV, Ansari FP, Ancoli-Israel S, Walsh JK (2009). Nocturia and disturbed sleep in the elderly. Sleep Med, 10 (5), 540–8.