ỨNG DỤNG BẢNG RSS-12, SRSA TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC HỌNG THANH QUẢN

Trịnh Thị Vân1,, Phạm Tuấn Cảnh2
1 Bệnh viện Bưu Điện
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tự đối chứng trên 58 trường hợp được chẩn đoán trào ngược họng thanh quản tại Bệnh viện Bưu Điện từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023. Kết quả cho thấy tuổi trung bình chung của bệnh nhân là 44, tỷ lệ bệnh nhân nam gặp nhiều hơn bện nhân nữ (43,1% và 56,9%). Các triệu chứng cơ năng thường gặp đối với bệnh nhân trào ngược là đằng hắng (82,7%), cảm giác có dị vật trong họng (74,1%), ho (75,9%). Các triệu chứng thực thể khi nội soi tai mũi họng trên bệnh nhân trào ngược thường gặp là phù nề khoảng liên phễu (72,4%), chất nhầy thanh quản (74,1%), chất nhầy dính hầu họng (70,6%). Sau quá trình điều trị và theo dõi 1 tháng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân không đáp ứng điều trị là 1 bệnh nhân (1,7%) tỷ lệ đáp ứng ít với điều trị là 1 bệnh nhân (1,7%), tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng vừa với điều trị là 46 bệnh nhân (79,4%), tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng cao với điều trị là 10 bệnh nhân (17,2%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lechien JR, Saussez S, Schindler A, Karkos P, et al. Symptoms and signs outcomes of laryngopharyngeal reflux treatment: acritical systematic review and meta-analysis. Laryngoscope. 2019;129:1174-1187.
2. Koufman JA. The otolaryngologic manifestations of gastroesophageal reflux disease (GERD): a clinical investigation of 225 patients using ambulatory 24-hour pH monitoring and an experimental investigation of the role of acid and pepsin in the development of laryngeal injury. Laryngoscope. 1991;101(4) (pt2, suppl 53):1-78.
3. Lechien JR, Akst LM, Hamdan AL, et al. Evaluation and management of laryngopharyngeal reflux disease: state of the art review. Otolaryngol Head Neck Surg. 2019;160(5):762-782.
4. Fraser-Kirk, K. Laryngopharyngeal reflux: A confounding cause of aerodigestive dysfunction. Aust. Fam. Physician 2017, 46, 34–39.
5. Jaspersen, D.; Kulig, M.; Labenz, J.; Leodolter, A.; Lind, T.; et al. Prevalence of extra-oesophageal manifestations in gastro-oesophageal reflux disease: An analysis based on the ProGERD Study. Aliment. Pharmacol. Ther. 2003, 17, 1515–1520. [CrossRef] [PubMed].
6. Lechien, J.R.; Bobin, F.; Dapri, G.; Eisendrath, P.; Salem, C.; Mouawad,et al. Hypopharyngeal-Esophageal Impedance-pH Monitoring Profiles of Laryngopharyngeal Reflux Patients. Laryngoscope 2020.Pubmed.
7. Jérôme R. Lechien, MD, PhD Francois Bobin, Vinciane Muls. Changes of Laryngeal and Extralaryngeal Symptoms and Findings in Laryngopharylgeal Reflux Patients. Laryngoscope 2021: 1332-1342
8. Hà Phương Thảo. Ứng dụng bảng RSI, RFS trong chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị bước đầu trào ngược họng thanh quản. 2014
9. Lee YS, Choi SH, Son YI et al (2011). Prospective, observational study using rabeprazole in 455 patients with laryngopharyngeal reflux disease. European archives of oto-rhino-laryngology .268(6), 863-9.
10. Bove MJ and Rosen C (2006). Diagnosis and management of laryngopharyngeal reflux disease. Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg, 14(3), 116-23.