THỰC TRẠNG STRESS CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Trương Hùng1,, Lê Minh Thi2, Nguyễn Ngọc Lý3
1 Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương
2 Trường Đại học Y tế công cộng
3 Bệnh viện K Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng stress của nhân viên y tế (NVYT) và một số yếu tố ảnh hưởng đến stress của NVYT tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Giáo năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang phát vấn cho 110 NVYT lâm sàng, sử dụng thang đo DASS 21 để đánh giá mức độ stress. Sử dụng kiểm định khi bình phương để tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố với stress của NVYT. Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ stress của NVYT là 20,1% trong đó mức độ nhẹ là 12,7%, mức độ vừa là 6,4%, mức độ nặng là 0,9% và rất nặng là 0,9%. Nhóm NVYT có nguy cơ stress gấp 0,37 lần khi không bao giờ gặp thái độ không tốt từ người bệnh, người nhà người bệnh. Nhóm NVYT không/ ít cơ hội học tập có nguy cơ stress cao hơn (OR=6,65; CI 95%: 2,4-18,8). Nhóm NVYT không và ít có cơ hội thăng tiến trong công việc có nguy cơ stress cao (OR=5,91; CI 95%: 1,8-19,9); Nhóm NVYT trực từ 8 ca trực/ tháng trở lên có nguy cơ stress cao (OR=4,49; CI 95%: 1,7-11,9). Nhóm NVYT bị áp lực công việc nhiều nguy cơ stress cao (OR=3,36; CI 95%: 1,1-9,9); Kết luận: Ban lãnh đạo TTYT cần có những biện pháp can thiệp thích hợp như bố trí nhân lực, tổ chức khám sức khỏe tâm thần cho NVYT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. I. Marijanović và các cộng sự. (2021), "Use of the Depression, Anxiety and Stress Scale (DASS-21) Questionnaire to Assess Levels of Depression, Anxiety, and Stress in Healthcare and Administrative Staff in 5 Oncology Institutions in Bosnia and Herzegovina During the 2020 COVID-19 Pandemic", Med Sci Monit. 27, tr. e930812.
2. S. Shekhar và các cộng sự. (2022), "Assessment of depression, anxiety and stress experienced by health care and allied workers involved in SARS-CoV2 pandemic", J Family Med Prim Care. 11(2), tr. 466-471.
3. Lưu Thị Liên (2019), Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội, năm 2019, Trường Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
4. Saket Shekhar và các cộng sự. (2022), "Assessment of depression, anxiety and stress experienced by health care and allied workers involved in SARS-CoV2 pandemic". 11(2), tr. 466-471.
5. Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo (2022), Báo cáo công tác y tế 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
6. Nguyễn Mạnh Tuân và các cộng sự. (2018), "Stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế Bệnh viện Trưng Vương năm 2018", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 22, tr. 71-79.
7. Nguyễn Văn Tuyên (2015), Tình trạng stress nghề nghiệp của Điều dưỡng viên lâm sàng tại bệnh viện Bình Định và một số yếu tố liên quan, Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
8. WHO (1948), WHO definition of Health, Preamble to the Constitution of the World Health Organization as adopted by the International Health Conference, New York.