CĂN NGUYÊN VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Đỗ Thị Hương Giang1,2, Nguyễn Thị Quỳnh Nga1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Thanh Nhàn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết sơ sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, bao gồm 202 trẻ sơ sinh điều trị tại Trung tâm sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết sơ sinh và có kết quả cấy máu dương tính trong khoảng thời gian từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2022. Tất cả đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: nhiễm khuẩn huyết sơ sinh sớm (dưới 72 giờ sau sinh) và nhiễm khuẩn huyết sơ sinh muộn (trên 72 giờ sau sinh). Kết quả: Tỉ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn huyết sơ sinh sớm và nhiễm khuẩn huyết sơ sinh muộn lần lượt là 15,5% và 84,5%. Streptococcus spp là căn nguyên thường gặp nhất gây nhiễm khuẩn huyết sơ sinh sớm. Nhóm vi khuẩn gram âm là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết sơ sinh muộn hay gặp hơn, trong đó Klebsiella pneumoniae chiếm tỉ lệ cao nhất với 35,6%. Trẻ đủ tháng có nguy cơ mắc Streptococcus spp, Staphylococcus aureus và Escherichia coli cao hơn. Ngược lại Klebsiella pneumoniae và Serratia marcescens thường gặp hơn ở trẻ đẻ non mắc NKHSS. Kết luận: Phần lớn là căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết sơ sinh là nhóm vi khuẩn gram âm, đặc biệt trong nhóm nhiễm khuẩn huyết sơ sinh muộn. Klebsiella pneumonia và Streptococcus spp vẫn là những căn nguyên vi khuẩn thường gặp nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Seale AC, Blencowe H, Manu AA, et al. Estimates of possible severe bacterial infection in neonates in sub-Saharan Africa, south Asia, and Latin America for 2012: a systematic review and meta-analysis. Lancet Infect Dis. 2014;14(8):731-741. doi:10.1016/S1473-3099(14)70804-7
2. The global burden of paediatric and neonatal sepsis: a systematic review - PubMed. Accessed July 20, 2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29508706/
3. EMA. Expert meeting on neonatal and paediatric sepsis. European Medicines Agency. Published September 17, 2018. Accessed July 20, 2023. https://www.ema.europa.eu/en/events/expert-meeting-neonatal-paediatric-sepsis
4. Dũng HĐ, Vân NT. Tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. Published online 2020.
5. Tessema B, Lippmann N, Knüpfer M, Sack U, König B. Antibiotic Resistance Patterns of Bacterial Isolates from Neonatal Sepsis Patients at University Hospital of Leipzig, Germany. Antibiotics (Basel). 2021; 10(3): 323. doi: 10. 3390/ antibiotics10030323
6. Pokhrel B, Koirala T, Shah G et al. Bacteriological profile and antibiotic susceptibility of neonatal sepsis in neonatal intensive care unit of a tertiary hospital in Nepal. BMC Pediatr. 2018;18:208. doi:10.1186/s12887-018-1176-x
7. Singh T, Barnes EH, Isaacs D, Australian Study Group for Neonatal Infections. Early-onset neonatal infections in Australia and New Zealand, 2002-2012. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed. 2019;104(3):F248-F252. doi:10.1136/archdischild-2017-314671
8. Fuchs A, Bielicki J, Mathur S et al. Reviewing the WHO guidelines for antibiotic use for sepsis in neonates and children. Paediatr Int Child Health. 2018; 38 (Suppl 1): S3-S15. doi: 10.1080/ 20469047. 2017. 1408738