ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ - HIỆU QUẢ CỦA INSULIN GLARGINE VÀ DETEMIR TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI VIỆT NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 đang gia tăng về tỉ lệ mắc bệnh, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh và đặt gánh nặng kinh tế cho hệ thống y tế. Sử dụng insulin nền tác dụng kéo dài là một trong nhiều phác đồ điều trị ĐTĐ tại Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh chi phí - hiệu quả giữa hai thuốc insulin analog tác dụng kéo dài glargine và detemir trong điều trị ĐTĐ típ 2 ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích chi phí- hiệu quả sử dụng mô hình cây quyết định với các thông số đầu vào dựa trên tổng quan y văn. Phân tích dựa trên quan điểm của cơ quan chi trả bảo hiểm. Mô hình ước tính chi phí và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sử dụng insulin glargine hoặc detemir và các biến chứng đái tháo đường bao gồm: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại biên và hạ đường huyết mức độ nghiêm trọng. Xác suất dịch chuyển, chi phí và thỏa dụng của bệnh nhân được hiệu chỉnh dựa trên %HbA1c giảm trung bình khi sử dụng thuốc và khả năng kiểm soát HbA1c (≤7%) của mỗi insulin. Phân tích độ nhạy một chiều được áp dụng trên các thông số đầu vào như liều dùng insulin, tỉ lệ mắc biến chứng, tỉ lệ giảm nguy cơ và chi phí điều trị biến chứng. Kết quả: Insulin glargine có chi phí – hiệu quả vượt trội, chi phí tiết kiệm trung bình 1.853.848 VND/bệnh nhân/năm, hiệu quả tính theo thỏa dụng gia tăng trung bình 0,0008 QALY/bệnh nhân/năm. Kết luận: Bằng chứng cho thấy việc sử dụng insulin glargine điều trị ĐTĐ típ 2 trong bối cảnh Việt Nam có thể đem lại chi phí – hiệu quả cho cơ quan chi trả bảo hiểm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đái tháo đường típ 2, chi phí - hiệu quả
Tài liệu tham khảo
2. Tuan Kiet Pham H, Tuyet Mai Kieu T, Duc Duong T, et al. Direct medical costs of diabetes and its complications in Vietnam: A national health insurance database study. Diabetes Res Clin Pract. 2020;162:108051.doi:10.1016/j.diabres.2020.108051
3. Meneghini L, Kesavadev J, Demissie M, Nazeri A, Hollander P. Once-daily initiation of basal insulin as add-on to metformin: a 26-week, randomized, treat-to-target trial comparing insulin detemir with insulin glargine in patients with type 2 diabetes. Diabetes Obes Metab. 2013;15(8):729-736. doi:10.1111/dom.12083
4. Mai T. T. K, Hưng T. T, Đức T. D, et al. Tỉ lệ mắc và chi phí y tế liên quan tới hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Việt Nam. Tạp Chí Học Việt Nam. 2020;2(490).
5. Clarke P, Gray A, Holman R. Estimating Utility Values for Health States of Type 2 Diabetic Patients Using the EQ-5D (UKPDS 62). Med Decis Making. 2002;22(4):340-349. doi:10.1177/ 027298902400448902
6. Currie CJ, Morgan CLl, Poole CD, Sharplin P, Lammert M, McEwan P. Multivariate models of health-related utility and the fear of hypoglycaemia in people with diabetes. Curr Med Res Opin. 2006;22(8):1523-1534. doi:10.1185/030079906X115757
7. Permsuwan U, Thavorn K, Dilokthornsakul P, Saokaew S, Chaiyakunapruk N. Cost-effectiveness of insulin detemir versus insulin glargine for Thai type 2 diabetes from a payer’s perspective. J Med Econ. 2017;20(9):991-999. doi:10.1080/13696998.2017.1347792
8. Guillermin A-L, Samyshkin Y, Wright D, Nguyen T, Villeneuve J. Modeling the lifetime costs of insulin glargine and insulin detemir in type 1 and type 2 diabetes patients in Canada: a meta-analysis and a cost-minimization analysis. J Med Econ. 2011;14(2):207-216. doi:10.3111/ 13696998.2011.561390