THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CỦA TRẺ MẦM NON HÀ NỘI

Nguyễn Thị Hồng Thắm1, Trịnh Thị Bảo Ngọc1, Trần Lê Hồng Giang1, Đỗ Nam Khánh1,, Lê Thị Tuyết2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng thừa cân béo phì (TC-BP) và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng và vận động của trẻ mầm non từ 24-59 tháng tuổi tại huyện Đông Anh và quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 1993 học sinh mầm non từ 24-59 tháng tuổi tại huyện Đông Anh và quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Kết quả: Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ 24-59 tháng tuổi ở 2 quận/huyện lần lượt là 8.03% và 4.16%. BMI của người bố ≥ 23 thì nguy cơ TCBP của trẻ cao gấp 1.49 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.01). BMI của người mẹ ≥ 23 cũng làm tăng nguy cơ TC-BP của trẻ gấp 2.11 lần (p<0.01). Cân nặng của mẹ tăng khi mang thai ≥ 12kg làm tăng nguy cơ TCBP của trẻ gấp 1.77 lần. Trẻ sinh mổ có nguy cơ TC-BP cao gấp 1.53 lần so với trẻ sinh thường (p<0.01). Trẻ có cân nặng sơ sinh từ 3500-4000g có nguy cơ TC-BP gấp 1.53 lần so với trẻ có cân nặng sơ sinh 2500-3500g (p<0.01). Trẻ không được bú sữa mẹ có nguy cơ TC-BP cao gấp 1.59 lần trẻ được bú mẹ (p<0.05). Trẻ được uống thêm sữa bột trong 6 tháng đầu có nguy cơ TCBP cao gấp 1.45 lần trẻ không được uống thêm sữa bột trong 6 tháng đầu (p<0.05). Trẻ ăn bổ sung từ trước 6 tháng có nguy cơ TCBP cao hơn 1.53 lần trẻ ăn bổ sung sau 6 tháng (p<0.01). Trẻ cai sữa mẹ trước 24 tháng có nguy cơ TCBP cao hơn 1.39 lần trẻ cai sữa sau 24 tháng (p<0.05). Kết luận: Thừa cân béo phì ở trẻ mầm non huyện Đông Anh và quận Hoàn Kiếm có liên quan đến BMI cao của bố mẹ, cân nặng sơ sinh cao của trẻ, chăm sóc dinh dưỡng chưa hợp lý như cho ăn bổ sung sớm, cai sữa sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organization, W.H. Obesity and Overweight - Key facts. 2019 [cited 2023 8th August]; Available from: https://www.who.int/health-topics/obesity#tab=tab_1.
2. Đỗ Thị Phương Hà and Lê Bạch Mai, Thực trạng thừa cân béo phì ở người trưởng thành giai đoạn 2011-2015. Chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011-2015. 2015.
3. Williams, E.P., et al., Overweight and Obesity: Prevalence, Consequences, and Causes of a Growing Public Health Problem. Curr Obes Rep, 2015. 4(3): p. 363-70.
4. Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm. 2017.
5. Hoàng Đức Phúc, Trần Quang Trung, and và cs (2020), Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại một số quận huyện ở Hà nội năm 2019. Tạp chí Y học dự phòng, 2020. 30 (6): p. 53-58.
6. Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Kiều Anh, and v.c. sự, Thực trạng thừa cân béo phì và yếu tố liên quan tại một số quận huyện của Hà Nội năm 2019. Tạp chí Y học dự phòng, 2020. 3(5): p. 96-98.
7. Azad, M.B., et al., Infant Feeding and Weight Gain: Separating Breast Milk From Breastfeeding and Formula From Food. Pediatrics, 2018. 142(4).
8. Dieu, H.T., et al., Prevalence of overweight and obesity in preschool children and associated socio-demographic factors in Ho Chi Minh City, Vietnam. Int J Pediatr Obes, 2007. 2(1): p. 40-50.