THỰC TRẠNG TIẾNG ỒN VÀ THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN ĐỒNG XUÂN, PHÚ YÊN, 2018

Ngọc Bích Nguyễn 1,, Thị Lan Phương Phan 2
1 Trường Đại học Y tế công cộng
2 Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Yên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Một trong những bệnh nghề nghiệp có xu hướng ngày càng gia tăng tỷ lệ thuận theo tốc độ hiện đại hóa – công nghiệp hóa của xã hội hiện nay là bệnh điếc nghề nghiệp. Hầu hết các quy trình sản xuất đều phát ra tiếng ồn, tuy nhiên, một số ngành nghề đặc thù có mức ồn cao tập trung chủ yếu ở các ngành sản xuất công nghiệp, in ấn,  xay xát và chế biến thực phẩm. Nghiên cứu đã được tiến hành với mục đích tìm hiểu mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại nhà máy và thực hành của người lao động tại đây trong việc phòng ngừa điếc nghề nghiệp. Nghiên cứu mô tả cắt ngang đã được tiến hành khảo sát trên 125 công nhân tham gia lao động trực tiếp tại nhà máy. Thực hiện quan trắc tổng số mẫu về tiếng ồn là 64, trong đó tiếng ồn chung là 40 mẫu và tiếng ồn theo dải tần là 24 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 53,9% mẫu tiếng ồn vượt giới hạn cho phép; cường độ tiếng ồn chung tại nhà máy dao động trong khoảng 74 – 93 dBA; khu vực phát ra tiếng ồn cao nhất là khu vực phân ly với mức ồn trung bình là 91 ± 1,83 dBA.Tuy nhiên, chỉ có 52,8% người lao động có thực hành đúng trong việc phòng ngừa điếc nghề nghiệp. Đáng lưu ý là chỉ có 44% người lao động sử dụng thiết bị bảo hộ lao động một cách thường xuyên khi tiếp xúc với nguồn ồn và chỉ có 31,5% công nhân đeo thiết bị bảo vệ tai đúng cách khi làm việc. Nghiên cứu khuyến nghị nhà máy áp dụng các giải pháp giảm thiểu tiếng ồn nơi làm việc và giám sát việc sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân của người lao động.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Béatrice Duthey (2013), "Background paper 6.21 hearing loss", Geneva: WHO Int.
2. Rena H Glaser (1997), "Preventing Occupational Hearing Loss-A Practical Guide", Ear and Hearing. 18(4), page. 352-353.
3. Dinh Xuan Ngon (2015), "Immprovement of policy on occupational saferty and health. From Policy Development to Implementation Measures", Japan Industrial Safety & Health Association.
4. World Health Organization (2016), WHO global estimates on prevalence of hearing loss, http:// www. who. int/pbd/deafness/WHO GE HL. pdf.
5. World Health Organization (2017), WHO methods and data sources for global burden of disease estimates 2000-2015, Department of Information, Evidence and Research WHO, Geneva.
6. Theo Vos & et al (2015), "Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 301 acute and chronic diseases and injuries in 188 countries, 1990–2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013", The Lancet. 386(9995), page. 743-800.
7. Elizabeth A Masterson (2016), "Hearing impairment among noise-exposed Workers—United States, 2003–2012", MMWR. Morbidity and mortality weekly report. 65.
8. World Health Organization (2015), "Hearing loss due to recreational exposure to loud sounds: a review".
9. Đỗ Văn Hàm (2007), "Tiếng ồn trong sản xuất và điếc nghề nghiệp", trong Đỗ Văn Hàm, chủ biên, Sức khỏe nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Hà Nội.