ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NÚT MẠCH U CƠ TRƠN TỬ CUNG VỚI HẠT ĐỒNG TRỤC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả hiệu quả điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung với hạt đồng trục từ 01/2021 đến 06/2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu kết hợp hồi cứu các trường hợp được điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung với hạt đồng trục từ 01/2021 đến 06/2023. Kết quả: 50 Bệnh nhân (BN) đạt tiêu chuẩn lựa chọn vào đối tượng nghiên cứu, tuổi trung bình 41.0 ± 5.6 (24 – 53)tuổi, lý do vào viện chủ yếu do rong kinh (64%). Đường kính trung bình (mm) của khối u lớn nhất: 76,8 ± 23,5 (44 - 150) và trọng lượng trung bình (gam) của khối u lớn nhất: 209,5 ± 200.0 (35,0 - 997,9). 88% BN được sử dụng hạt nút mạch với kích thước 500 – 900μm, với 78% BN tăng sinh mạch từ 2 động mạch tử cung và 92% tăng sinh mạch mạnh với thời gian can thiệp 91.4 ± 40.6 (45 – 240) (phút). 1 BN cần nút mạch lần 2 sau 14 tháng can thiệp. 100% bệnh nhân hết thiếu máu và rối loạn tiểu tiện, không thấy có sự khác biệt về hiệu quả lâm sàng và mức độ giảm kích thước khối u giữa nhóm có khối u đường kính lớn nhất < 10 cm và > 10 cm. Các biến chứng sốt và đau bụng kéo dài có tỷ lệ cao hơn ở nhóm có đường kính lớn nhất của khối u > 10 cm
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U cơ trơn tử cung (UCTTC), Nút động mạch tử cung, hạt đồng trục, rong kinh…
Tài liệu tham khảo
2. Kim JJ, Sefton EC. The role of progesterone signaling in the pathogenesis of uterine leiomyoma. Mol Cell Endocrinol. 2012;358(2):223-231. doi:10.1016/j.mce.2011.05.044
3. Duhan N. Current and emerging treatments for uterine myoma – an update. Int J Womens Health. 2011;3:231-241. doi: 10.2147/ IJWH.S15710
4. Sue W, Sarah SB. Radiological appearances of uterine fibroids. Indian J Radiol Imaging. 2009; 19(3): 222-231. doi: 10.4103/ 0971-3026. 54887
5. Chaparala RPC, Fawole AS, Ambrose NS, Chapman AH. Large bowel obstruction due to a benign uterine leiomyoma. Gut. 2004;53(3):386. doi:10.1136/gut.2003.028134
6. Tang S, Kong M, Zhao X, et al. A systematic review and meta-analysis of the safety and efficacy of uterine artery embolization vs. surgery for symptomatic uterine fibroids. J Interv Med. 2019; 1(2):112-120. doi:10.19779/j.cnki.2096-3602.2018.02.10
7. Bulun SE. Uterine fibroids. N Engl J Med. 2013;369(14):1344-1355. doi:10.1056/NEJMra1209993
8. Greenwood LH, Glickman MG, Schwartz PE, Morse SS, Denny DF. Obstetric and nonmalignant gynecologic bleeding: treatment with angiographic embolization. Radiology. 1987;164(1):155-159. doi:10.1148/radiology.164.1.3495816
9. Goodwin SC, Vedantham S, McLucas B, Forno AE, Perrella R. Preliminary experience with uterine artery embolization for uterine fibroids. J Vasc Interv Radiol JVIR. 1997;8(4):517-526. doi:10.1016/s1051-0443(97)70603-1
10. Vo NJ, Andrews RT. Uterine Artery Embolization: A Safe and Effective, Minimally Invasive, Uterine-Sparing Treatment Option for Symptomatic Fibroids. Semin Interv Radiol. 2008; 25(3): 252-260. doi: 10.1055/ s-0028-1085923