ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NÚT MẠCH U CƠ TRƠN TỬ CUNG VỚI HẠT ĐỒNG TRỤC

Nguyễn Xuân Hiền1, Lê Hồng Chiến2,
1 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
2 Bệnh viện Quân Y 105

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả hiệu quả điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung với hạt đồng trục từ 01/2021 đến  06/2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu kết hợp hồi cứu các trường hợp được điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung với hạt đồng trục từ 01/2021 đến  06/2023. Kết  quả: 50 Bệnh nhân (BN) đạt tiêu chuẩn lựa chọn vào đối tượng  nghiên  cứu, tuổi trung bình  41.0 ± 5.6 (24 – 53)tuổi, lý do vào viện chủ yếu do rong kinh (64%). Đường kính trung bình (mm) của khối u lớn nhất: 76,8 ± 23,5 (44 - 150) và trọng lượng trung bình (gam) của khối u lớn nhất: 209,5 ± 200.0 (35,0 - 997,9). 88% BN được sử dụng hạt nút mạch với kích thước 500 – 900μm, với 78% BN tăng sinh mạch từ 2 động mạch tử cung và 92% tăng sinh mạch mạnh với thời gian can thiệp 91.4 ± 40.6 (45 – 240) (phút). 1 BN cần nút mạch lần 2 sau 14 tháng can thiệp. 100% bệnh nhân hết thiếu máu và rối loạn tiểu tiện, không thấy có sự khác biệt về hiệu quả lâm sàng và mức độ giảm kích thước khối u giữa nhóm có khối u đường kính lớn nhất < 10 cm và > 10 cm. Các biến chứng sốt và đau bụng kéo dài có tỷ lệ cao hơn ở nhóm có đường kính lớn nhất của khối u > 10 cm

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yang Q, Ciebiera M, Bariani MV, et al. Comprehensive Review of Uterine Fibroids: Developmental Origin, Pathogenesis, and Treatment. Endocr Rev. 2021;43(4):678-719. doi:10.1210/endrev/bnab039
2. Kim JJ, Sefton EC. The role of progesterone signaling in the pathogenesis of uterine leiomyoma. Mol Cell Endocrinol. 2012;358(2):223-231. doi:10.1016/j.mce.2011.05.044
3. Duhan N. Current and emerging treatments for uterine myoma – an update. Int J Womens Health. 2011;3:231-241. doi: 10.2147/ IJWH.S15710
4. Sue W, Sarah SB. Radiological appearances of uterine fibroids. Indian J Radiol Imaging. 2009; 19(3): 222-231. doi: 10.4103/ 0971-3026. 54887
5. Chaparala RPC, Fawole AS, Ambrose NS, Chapman AH. Large bowel obstruction due to a benign uterine leiomyoma. Gut. 2004;53(3):386. doi:10.1136/gut.2003.028134
6. Tang S, Kong M, Zhao X, et al. A systematic review and meta-analysis of the safety and efficacy of uterine artery embolization vs. surgery for symptomatic uterine fibroids. J Interv Med. 2019; 1(2):112-120. doi:10.19779/j.cnki.2096-3602.2018.02.10
7. Bulun SE. Uterine fibroids. N Engl J Med. 2013;369(14):1344-1355. doi:10.1056/NEJMra1209993
8. Greenwood LH, Glickman MG, Schwartz PE, Morse SS, Denny DF. Obstetric and nonmalignant gynecologic bleeding: treatment with angiographic embolization. Radiology. 1987;164(1):155-159. doi:10.1148/radiology.164.1.3495816
9. Goodwin SC, Vedantham S, McLucas B, Forno AE, Perrella R. Preliminary experience with uterine artery embolization for uterine fibroids. J Vasc Interv Radiol JVIR. 1997;8(4):517-526. doi:10.1016/s1051-0443(97)70603-1
10. Vo NJ, Andrews RT. Uterine Artery Embolization: A Safe and Effective, Minimally Invasive, Uterine-Sparing Treatment Option for Symptomatic Fibroids. Semin Interv Radiol. 2008; 25(3): 252-260. doi: 10.1055/ s-0028-1085923