ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI SINH Ở BỆNH NHÂN VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN DO STAPHYLOCOCCUS AUREUS

Hoàng Văn Sỹ1, Hoàng Văn Sỹ1, Trần Công Duy1,
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và vi sinh của bệnh nhân VNTMNK do Staphylococcus aureus (S.aureus). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, cắt ngang mô tả ở các bệnh nhân VNTMNK do S.aureus điều trị nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2015 đến 12/2019. Kết quả: Trong giai đoạn 5 năm (2015-2019), 39 bệnh nhân VNTMNK do S.aureus nhập bệnh viện Chợ Rẫy. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 42,9±18,2 và nam chiếm 53,9%. VNTMNK do S.aureus xảy ra ở 69,2% bệnh van tim tự nhiên; 10,3% van tim nhân tạo; 5,1% bệnh tim bẩm sinh và 15,4% không có tiền sử bệnh tim mạch. Đường vào phổ biến nhất của tác nhân gây bệnh là qua da (23,1%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất ở bệnh nhân VNTMNK do S.aureus là sốt (92,3%) với thời gian sốt trung bình trước nhập viện là 13,5 ngày. Tỉ lệ vi khuẩn S.aureus kháng methicillin (MRSA) là 64,1% và 100% S.aureus nhạy với kháng sinh vancomycin, teicoplanin, linezolid và tigecycline. Kết luận: VNMTNK do S.aureus có một số đặc điểm lâm sàng riêng biệt cần lưu ý trong chẩn đoán và tỉ lệ cao đề kháng với methicillin.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abdallah L, Remadi J-P, Habib G, et al. Long-term prognosis of left-sided native-valve Staphylococcus aureus endocarditis (2016). Archives of Cardiovascular Diseases, 109 (4):260-267.
2. Hidalgo-Tenorio C, Gálvez J, Martínez-Marcos FJ, et al (2020). Clinical and prognostic differences between methicillin-resistant and methicillin-susceptible Staphylococcus aureus infective endocarditis. BMC Infectious Diseases, 20:160-171.
3. Drissa M, Amani F, Drissa H (2018). Staphylococcus aureus infective endocarditis at a tertiary Tunisian hospital. A changing profile?. The Egyptian Heart Journal, 70:365–368.
4. Hoen B, Duval X. Infective endocarditis (2013). N Engl J Med, 368:1425–1433.
5. Joo EJ, Park DA, Kang CI, et al (2019). Reevaluation of the impact of methicillin-resistance on outcomes in patients with Staphylococcus aureus bacteremia and endocarditis. Korean J Intern Med, 34:1347–1362.
6. Lê Vân Anh (2015). Thử nghiệm can thiệp của dược sĩ lâm sàng vào việc sử dụng vancomycin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị tại bệnh viện Bạch Mai. Luận án Tiến sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
7. Li JS, Sexton DJ, Mick N, et al (2000). Proposed modifications to the Duke criteria for the diagnosis of infective endocarditis. Clin Infect Dis, 30:633–638.
8. Nguyễn Thanh Huy, Phạm Nguyễn Vinh (2013). Đặc điểm viêm nội tâm mạc nhiễm trùng theo tiêu chuẩn Duke cải biên tại Viện Tim, năm 2010 và 2011. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 17 (3): 73-78.
9. Selton-Suty C, Ce´lard M, Moing VL, el al (2012). Preeminence of Staphylococcus aureus in Infective Endocarditis: A 1-Year Population-Based Survey. Clinical Infectious Diseases, 54(9):1230–1239.
10. Tran HM, Truong VT, Ngo TMN, et al (2017). Microbiological profile and risk factors for in-hospital mortality of infective endocarditis in tertiary care hospitals of south Vietnam. PLoS ONE, 12(12): e0189421.