NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG NHIỄM MỘT SỐ VIRUS VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG SAU GHÉP THẬN

Đức Thuận Nguyễn 1, Thành Chung Đặng 2,
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích tỉ lệ nhiễm một số virus đánh giá mối mối liên quan đến đái tháo đường sau ghép trên đối tượng 3 tháng sau ghép thận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 508 bệnh nhân có thời gian sau ghép thận ≥ 3 tháng được theo dõi và điều trị sau ghép tại BV Việt Đức, từ 09/2017 đến 04/2018. Tất cả các bệnh nhân đều tự nguyện tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân được lấy máu, và nước tiểu vào buổi sáng trước khi ăn và uống thuốc ức chế miễn dịch. Xét nghiệm sinh học phân tử (Realtime PCR) phát hiện sự có mặt của các loại virus viêm gan B (hepatitis B virus - HBV), virus viêm gan C (hepatitis C virus - HCV), cytomegalovirus (CMV), BK polyomavirus (BK) trong máu của bệnh nhân, riêng virus BK còn được đánh giá sự có mặt trong nước tiểu. Chẩn đoán đái tháo đường sau ghép tạng dựa trên tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA - American Diabetes Association). Kết quả: Trong 508 đối tượng nghiên cứu, trong máu có: 28/436 bệnh nhân (6,42%) có HBV-DNA dương tính; 24/444 (5,54%) bệnh nhân HCV-RNA dương tính; 35/395 (8,86%) bệnh nhân CMVdương tính; 30/493 (6,09%) BK máu dương tính; Trong nước tiểu có 150/500 (30 %) BK dương tính; 40/508 (7,87%) bệnh nhân đồng nhiễm ít nhất 2 loại virus. Không có sự khác biệt về tỉ lệ NODAT giữa những người bị nhiễm các loại virus kể trên với người không bị nhiễm. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu này cung cấp số liệu về tỉ lệ nhiễm các loại virus HBV, HCV, CMV và BK trên một số lớn đối tượng và cho thấy chưa có mối liên quan với NODAT ở bệnh nhân 3 tháng sau ghép thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wolfe, R.A., et al., Comparison of mortality in all patients on dialysis, patients on dialysis awaiting transplantation, and recipients of a first cadaveric transplant. N Engl J Med, 1999. 341(23): p. 1725-30.
2. Ashton-Chess, J., et al., Can immune monitoring help to minimize immunosuppression in kidney transplantation? Transpl Int, 2009. 22(1): p. 110-9.
3. Kasiske, B.L., et al., Diabetes mellitus after kidney transplantation in the United States. Am J Transplant, 2003. 3(2): p. 178-85.
4. Kamar, N., et al., Evidence that clearance of hepatitis C virus RNA after alpha-interferon therapy in dialysis patients is sustained after renal transplantation. J Am Soc Nephrol, 2003. 14(8): p. 2092-8.
5. Joshi, N., et al., Infections in patients with diabetes mellitus. N Engl J Med, 1999. 341(25): p. 1906-12.
6. Muller, L.M., et al., Increased risk of common infections in patients with type 1 and type 2 diabetes mellitus. Clin Infect Dis, 2005. 41(3): p. 281-8.
7. Kornum, J.B., et al., Diabetes, glycemic control, and risk of hospitalization with pneumonia: a population-based case-control study. Diabetes Care, 2008. 31(8): p. 1541-5.
8. Davidson, J., et al., New-onset diabetes after transplantation: 2003 International consensus guidelines. Proceedings of an international expert panel meeting. Barcelona, Spain, 19 February 2003. Transplantation, 2003. 75(10 Suppl): p. Ss3-24.