KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VỀ TẬT KHÚC XẠ CỦA HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI HÀ NỘI NĂM 2022

Phạm Vân Anh1,, Phạm Thị Thu Thủy1, Lê Thị Hồng Nhung1, Trần Minh Anh1, Lê Thị Tài2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 378 giáo viên tiểu học (GVTH) từ 9/2022 – 1/2023 tại một số trường tiểu học của Hà Nội. Kết quả cho thấy, tỷ lệ GVTH có kiến thức tốt về tật khúc xạ là 52,1%. Trong đó, kiến thức tốt về phân loại tật khúc xạ là 36,5%; các dấu hiệu nhận biết tật khúc xạ là 13,0%, dấu hiệu nhìn mờ 87,8%, dấu hiệu thay đổi khoảng cách nhìn là 76,7%; các yếu tố nguy cơ là 18,8%, điều kiện học tập không đảm bảo là 86,0%, thời gian sử dụng các thiết bị điện tử nhiều là 85,2%; phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng kính gọng là 72%, kính áp tròng là 28%. Tỷ lệ GVTH có thái độ tích cực đối với vấn đề tật khúc xạ là 89,4%. Trong đó, thái độ tích cực đối với việc khám mắt định kỳ 6 tháng một lần của học sinh tiểu học là 94,4%, GVTH cần giúp phát hiện sớm các dấu hiệu về tật khúc xạ ở học sinh là 94,4%. Cần tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao kiến thức, thái độ về tật khúc xạ cho GVTH để phòng chống tật khúc xạ học đường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Như Hơn. Công tác phòng chống mù lòa năm 2013-2014 và phương hướng hoạt động năm 2015. Kỷ Yếu Hội Nghị Nhãn Khoa Toàn Quốc. 2014:6-17.
2. Đào Thị Mai Anh, Phạm Thị Kim Thanh, Nguyễn Ngọc Chung. Nhận xét đặc điểm tật khúc xạ ở lứa tuổi tiểu học khám tại Bệnh viện Mắt Trung Ương. Tạp Chí Học Việt Nam. 2014; Số 2 (Tập 416):80-83.
3. Lê Thị Thanh Xuyên, Bùi Thị Thu Hương, Cộng sự. Khảo sát tỷ lệ tật khúc xạ và kiến thức, thái độ, hành vi của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên về tật khúc xạ tại TP.HCM. Tạp Chí Học TP Hồ Chí Minh. 2009;13(Số 1):13-25.
4. Dandona R, Dandona L. Refractive error blindness. Bull World Health Organ. 2001;79(3):237-243.
5. Vũ Thị Thanh. Nghiên Cứu Đặc Điểm Dịch Tễ Học Tật Khúc Xạ và Đánh Giá Hiệu Quả Một Số Biện Pháp Can Thiệp ở Học Sinh 6-15 Tuổi Tại Thành Phố Hà Nội. Luận văn Tiến sĩ y học. Học viện Quân Y; 2016.
6. Trịnh Quang Trí. Kiến thức, thực hành phòng chống tật khúc xạ học đường ở giáo viên tiểu học tại 5 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long năm 2018. Tạp Chí Y Học Dự Phòng. 2022;(Số 3 phụ bản):178-180.
7. Chu Thị Loan. Nghiên Cứu Kiến Thức, Thái Độ và Thực Hành Của Giáo Viên Tiểu Học về Phòng Chống Bệnh Cận Thị Học Đường Tại Thành Phố Hà Nội Năm 2008. Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Y Khoa. Trường Đại học Y Hà Nội; 2009.
8. Michel Pascal Tchiakpe, Andrews Nartey, Eugene Osae Appenteng. Perspectives on child eye health among junior high school teachers in Ledzokuku Krowor Municipality, Ghana. Adv Ophthalmol Vis Syst. 2016;5(1):194-198.
9. Sukati VN, Mashige KP, Moodley VR. Knowledge and practices of teachers about child eye healthcare in the public sector in Swaziland. Afr Vis Eye Health. 2021;80(1):13.
10. Alemayehu AM, Belete GT, Adimassu NF. Knowledge, attitude and associated factors among primary school teachers regarding refractive error in school children in Gondar city, Northwest Ethiopia. PLoS ONE. 2018;13(2):e0191199.