NGHIÊN CỨU SỰ MẤT ỔN ĐỊNH VI VỆ TINH MỨC ĐỘ CAO VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ DẠ DÀY BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA MÔ MIỄN DỊCH

Phạm Văn Thịnh1, Trần Ngọc Dũng1, Đặng Thành Chung1,
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tình trạng mất ổn định vi vệ tinh mức độ cao và phân tích mối liên quan với một số đặc điểm mô bệnh học (MBH) ở bệnh nhân (BN) ung thư biểu mô dạ dày (UTDD). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang 87 BN UTDD được nhuộm hóa mô miễn dịch (HMMD) với các dấu ấn miễn dịch PMS2, MLH1, MSH2 và MSH6 để đánh giá sự mất ổn định vi vệ tinh (MSI) tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2023. Nhận xét một số đặc điểm MBH và HMMD. Phân tích các dữ liệu và đánh giá mối liên quan giữa các chỉ tiêu thu được. Kết quả và kết luận: 16,09% BN biểu hiện mất ổn định vi vệ tinh (MSI). Trong đó, 13,79% BN biểu hiện mức độ cao (MSI-H) với kiểu hình mất bộc lộ đồng thời hai dấu ấn miễn dịch MLH1-PMS2 hoặc mất bộc lộ đồng thời cả 4 dấu ấn miễn dịch. Có 2,3% BN biểu hiện mất ổn định vi vệ tinh mức độ thấp (MSI-L), với kiểu hình chỉ mất bộc lộ dấu ấn PMS2. Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa tình trạng mất ổn định vi vệ tinh mức độ cao với các BN mang đặc điểm phân nhóm mô bệnh học thể ruột theo Lauren, độ biệt hóa vừa, mức độ xâm lấn đến mô liên kết xơ mỡ sát thanh mạc (pT3), kèm biểu hiện xâm nhiễm lympho mô u mức độ cao, và có hoại tử u.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Pham, T., Bui, L., Kim, G., Hoang, D., Tran, T., & Hoang, M. (2019). Cancers in Vietnam—burden and control efforts: a narrative scoping review. Cancer Control, 26(1), 1073274819863802.
2. Cancer Genome Atlas Research Network. (2014). Comprehensive molecular characterization of gastric adenocarcinoma. Nature, 513(7517), 202.
3. Pietrantonio, F., Miceli, R., Raimondi, A., et al. (2019). Individual patient data meta-analysis of the value of microsatellite instability as a biomarker in gastric cancer. Journal of Clinical Oncology, 37(35), 3392-3400.
4. Kohlruss, M., Ott, K., Grosser, B., et al (2021). Sexual difference matters: females with high microsatellite instability show increased survival after neoadjuvant chemotherapy in gastric cancer. Cancers, 13(5), 1048.
5. Hạnh, N. T. M., Phương, N. T. M., & Dũng, T. T. (2021). Bộc lộ Protein sửa chữa ghép cặp sai ADN ở bệnh nhân ung thư dạ dày điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ XELOX. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 137(1), 93-100.
6. Sugimoto, R., Endo, M., Osakabe, M., et al (2021). Immunohistochemical analysis of mismatch repair gene proteins in early gastric cancer based on microsatellite status. Digestion, 102(5), 691-700.
7. Jahng, J., Youn, Y. H., Kim, K. H., et al (2012). Endoscopic and clinicopathologic characteristics of early gastric cancer with high microsatellite instability. World Journal of Gastroenterology: WJG, 18(27), 3571.
8. Quaas, A., Biesma, H. D., Wagner, A. D., et al. (2022). Microsatellite instability and sex differences in resectable gastric cancer–A pooled analysis of three European cohorts. European Journal of Cancer, 173, 95-104.