ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐỘ NẶNG COVID-19 Ở BỆNH NHÂN THỪA CÂN, BÉO PHÌ

Vương Minh Nhựt1,, Nguyễn Tuấn Long2, Vũ Thị Hiếu3, Võ Triều Lý1,2
1 Đại học Y Dược Thành phồ Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
3 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: COVID-19 là một đại dịch toàn cầu với tỉ lệ tử vong cao. Một trong những yếu tố nguy cơ của COVID-19 nặng là thừa cân, béo phì. Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đáp ứng viêm với SARS-CoV-2 dẫn đến bão cytokine. Ngoài ra, các bệnh đồng mắc ở bệnh nhân COVID-19 thừa cân, béo phì như tăng huyết áp, đái tháo đường cũng là các yếu tố nguy cơ nặng và tử vong. Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và độ nặng lúc nhập viện của bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới; (2) Xác định các yếu tố liên quan đến độ nặng lúc nhập viện của bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Kết quả: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Từ tháng 7/21 đến tháng 12/21, có 173 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, 70 trường hợp thừa cân (40,4%); 74 trường hợp béo phì độ I (42,8%) và 29 trường hợp béo phì độ II (16,8%). Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất: ho – 153/173 (88,4%), khó thở – 127/173 (73,3%), và sốt – 121/173 (69,9%). 46/173 (26,6%) tăng bạch cầu, 53,8% giảm tế bào lympho dưới 1,0 K/mL, 33% có bão cytokine. Tỉ lệ bệnh nhân nguy kịch, nặng, trung bình và nhẹ tại thời điểm nhập viện lần lượt là 14/173 (8,1%), 119/173 (68,8%), 24/173 (13,9%) và 16/173 (9,2%). Các yếu tố liên quan độc tập đến độ nặng lúc nhập viện COVID-19 là: béo phì độ II (OR = 10,63 (1,34 – 84,05)) và tăng huyết áp (OR = 2,16 (1,03 – 4,56)). Kết luận: Béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế, Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, 2021: Hà Nội.
2. Võ Thanh Lâm, "Đặc điểm dịch tễ, diễn tiến lâm sàng và cận lâm sàng ở người nhiễm SARS-CoV-2 tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2020", Đại học Y Dược TPHCM 2021.
3. Rottoli Matteo, Bernante Paolo, Belvedere Angela, Balsamo Francesca, Garelli Silvia, et al., "How important is obesity as a risk factor for respiratory failure, intensive care admission and death in hospitalised COVID-19 patients? Results from a single Italian centre %J European Journal of Endocrinology". 2020, 183 (4), pp. 389-397.
4. Hamer Mark, Gale Catharine R., Kivimäki Mika, Batty G. David, "Overweight, obesity, and risk of hospitalization for COVID-19: A community-based cohort study of adults in the United Kingdom". Proceedings of the National Academy of Sciences, 2020, 117 (35), pp. 21011.
5. Hu Z., Huang X., Zhang J., Fu S., Ding D., et al., "Differences in Clinical Characteristics Between Delta Variant and Wild-Type SARS-CoV-2 Infected Patients". Front Med (Lausanne), 2021, 8, pp. 792135.
6. Ramatillah D. L., Gan S. H., Pratiwy I., Syed Sulaiman S. A., Jaber A. A. S., et al., "Impact of cytokine storm on severity of COVID-19 disease in a private hospital in West Jakarta prior to vaccination". PLoS One, 2022, 17 (1), pp. e0262438.
7. Yang Jun, Hu Jiahui, Zhu Chunyan, "Obesity aggravates COVID-19: A systematic review and meta-analysis". 2021, 93 (1), pp. 257-261.
8. Alegre-Díaz Jesus, Friedrichs Louisa G, Ramirez-Reyes Raul, Wade Rachel, Bragg Fiona, et al., "Body mass index and COVID-19 mortality: prospective study of 120 000 Mexican adults". International Journal of Epidemiology, 2022, 51 (5), pp. 1698-1700.