NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG NĂM THỨ 2 TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI

Tạ Thị Kim Tiến1,, Nguyễn Thị Nguyệt2
1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện với 2 mục tiêu: (1) Khảo sát nhận thức về môi trường học tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng năm thứ 2 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2022 - 2023; (2) Xác định một số yếu tố có liên quan đến nhận thức về môi trường học tập lâm sàng của nhóm sinh viên tham gia nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi tự điền Clinical Learning Enviroment Inventory phiên bản tiếng Việt (V-CLEI) để khảo sát sinh viên cao đẳng chính quy chuyên ngành điều dưỡng năm thứ 2 của Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. Kết quả: Điểm trung bình thang đo V-CLEI  là 72,62 ± 9,56, điểm số thấp nhất là 41 và điểm số cao nhất ghi nhận được là 100. Một số yếu tố liên quan đến nhận thức của sinh viên về môi trường học tập lâm sàng được ghi nhận là: số lần sinh viên được giảng dạy trực tiếp và theo nhóm, được luân chuyển vị trí học tập, có lịch học lâm sàng cụ thể. Kết luận: Nhìn chung, kết quả của nghiên cứu cho thấy nhận thức của sinh viên điều dưỡng năm thứ 2 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội đạt mức tích cực, hầu hết sinh viên có sự chăm chỉ, tích cực và chủ động trong việc học, sinh viên đánh giá cao về việc giảng dạy của giảng viên lâm sàng. Việc sinh viên nhận được sự giảng dạy thường xuyên, có lịch học lâm sàng cụ thể, được luân chuyển vị trí học tập làm tăng nhận thức của sinh viên về môi trường học tập lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hội điều dưỡng Việt Nam. “Dấu ấn vận động chính sách phát triển nghề điều dưỡng”. trích dẫn từ http://hoidieuduong.org.vn/tin-tuc/hoi-dieu-duong-viet-nam-dau-an-van-dong-chinh-sach-phat-trien-nghe-dieu-duong.
2. Sweet L, Broadbent J. Nursing students’ perceptions of the qualities of a clinical facilitator that enhance learning. Nurse Educ Pract. 2017;22:30-36.
3. Nguyễn Văn Khải (2013). “Quản lý chất lượng dạy học lâm sàng cho điều dưỡng viên trình độ Đại học tại các trường Đại học Y Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2020). Quyết định số 4627/QĐ-BYT ngày 6/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về ban hành chương trình bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
5. Truong TH (2015). Vietnamese nursing students’ perceptions of their clinical learning environment: A cross-sectional survey (Doctoral dissertation). Queensland University of Technology, Australia
6. Trần Thị Huyền (2019). “Những thách thức mà sinh viên điều dưỡng gặp phải tại môi trường học tập lâm sàng tại Trường Quốc Tế Hồng Bàng”. Tạp chí khoa học điều dưỡng.tập 03.số 1.năm 2019.trang 12-18.
7. Ngô Anh Duy (2021). “Mức độ nhận thức của sinh viên ngành điều dưỡng Trường Đại học Trà Vinh về môi trường thực hành lâm sàng tại bệnh viện”. Tạp chí khoa học Trường Đại học Trà Vinh.tập 48.tháng 9 năm 2022.trang 53-61.
8. Woo MWJ, Li W. Nursing students’ views and satisfaction of their clinical learning environment in Singapore. Nurs Open. 2020;7(6):1909-1919.
9. Võ Thị Ngọc Hà. Mối liên quan giữa hoạt động giảng dạy và sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng với giảng viên hướng dẫn lâm sàng. Khoa học Điều dưỡng. 4:119-124.