RỐI LOẠN TÂM LÝ CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ALZHEIMER GIAI ĐOẠN TRUNG BÌNH

Nguyễn Thanh Bình1,, Phạm Ngọc Huấn2, Lê Thị Ngọc3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
3 Bệnh viện Lão khoa Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả rối loạn tâm lý và mối liên quan với gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer giai đoạn trung bình. Nghiên cứu được tiến hành trên 52 người chăm sóc chính người bệnh Alzheimer giai đoạn trung bình, khám hoặc điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung Uơng từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020. Kết quả: Tuổi trung bình của người chăm sóc là 53,75 ± 15,58 tuổi; nam nhiều hơn nữ (53,8% so với 46,2%). Gánh nặng chăm sóc trung bình theo thang điểm Zarit là: 40,08 ± 17,12 (thấp nhất là: 4 – cao nhất là: 69). Các rối loạn tâm lý ở người chăm sóc chính theo thang điểm DASS gồm rối loạn lo âu chiếm tỷ lệ nhiều nhất 40,4% trường hợp (21,2% mức độ vừa, 19,2% mức độ nhẹ); trầm cảm 30,8% trường hợp (19,2% mức độ nhẹ, 11,6% mức độ vừa), và 25% trường hợp có triệu chứng căng thẳng (hầu hết là căng thẳng nhẹ 23,1%). Không có sự khác biệt giữa rối loạn tâm lý của người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer khởi phát sớm và khởi phát muộn. Gánh nặng chăm sóc tương quan tuyến tính đồng biến chặt chẽ với tổng điểm DASS (r=0,835 với p=0,000), lo âu của người chăm sóc (r=0.763 với p=0,000) và căng thẳng của người chăm sóc (r=0,798 với p=0,000); trầm cảm ở người chăm sóc (r=0,725 với p=0,000) với kiểm định Spearman.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huang S.-S. (2022). Depression among caregivers of patients with dementia: Associative factors and management approaches. World J Psychiatry, 12(1), 59–76.
2. Seng B.K., Luo N., Ng W.Y. và cộng sự. (2010). Validity and Reliability of the Zarit Burden Interview in Assessing Caregiving Burden. Ann Acad Med Singapore, 39(10), 758–763.
3. Nguyễn Bích Ngọc (2013), “Đánh giá gánh nặng của người chăm sóc cho bệnh nhân Alzheimer”, Tạp chí Y học dự phòng, 5(151), 88-94.
4. Nguyễn Thanh Bình (2018). Đặc điểm lâm sàng và gánh nặng chăm sóc bệnh nhân giai đoạn nặng. Tạp chí nghiên cứu y học. 106(1). 148-155.
5. Mohamed, S., Rosenheck, R., Lyketsos, C. G., & Schneider, L. S. (2010). Caregiver burden in Alzheimer disease: cross-sectional and longitudinal patient correlates. The American journal of geriatric psychiatry : official journal of the American Association for Geriatric Psychiatry, 18(10), 917–927.
6. Vellone E., Piras G., và Sansoni J. (2002). [Stress, anxiety, and depression among caregivers of patients with Alzheimer’s disease]. Ann Ig, 14(3), 223–232.
7. Pinquart M. và Sörensen S. (2003). Associations of stressors and uplifts of caregiving with caregiver burden and depressive mood: a meta-analysis. J Gerontol B Psychol Sci Soc Sci, 58(2), P112–P128.
8. Nguyễn Ngọc Ánh (2022) Nhu cầu thông tin và căng thẳng tâm lý của người chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ tại huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội, năm 2020-2021, Tạp chí Y học Việt Nam, 520(1A).