LASER PICO GIÂY ND:YAG 1064NM TRONG ĐIỀU TRỊ RÁM MÁ

Lê Thái Vân Thanh1,2, Lê Vi Anh1,, Tạ Quốc Hưng1, Lê Minh Châu1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lâm sàng của Laser pico giây Nd:Yag 1064nm trong điều trị rám má. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, theo dõi dọc trên các bệnh nhân rám má được chỉ định điều trị bằng laser pico giây Nd:Yag 1064nm tại khoa Da Liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 44,9 ± 6,7; 100% bệnh nhân là nữ; Đa số bệnh nhân đều không có tiền sử gia đình tăng sắc tố và không có tiền sử tăng sắc tố ở lần mang thai trước (hai tỉ lệ này đều ở mức 61,1%). Trong nghiên cứu, có 55,6% bệnh nhân mang khẩu trang thường xuyên và số lượng người dùng khẩu trang màu sáng ở mức 55,6% . Phân loại mức độ tăng sắc tố trước điều trị, trường hợp nhẹ chiếm 5,6%, trung bình chiếm 16,7%, nặng chiếm 22,2% và rất nặng chiếm 55,6%. Chỉ số L, b khi đo bằng Colorimeter tăng có giá trị thống kê qua từng lần điều trị (p<0,05) nhưng chỉ số a không thay đổi có ý nghĩa thống kê . Ngoài ra, khi đánh giá hiệu quả điều trị bằng máy VISIA, các chỉ số về Spots, Brown Spots và Porphyrins cũng tăng có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chỉ số về độ nặng và diện tích rám má (Melasma area and severity index_ MASI) cũng giảm có ý nghĩa thống kê sau từng lần điều trị với p<0,001. Không có bệnh nhân nào không thấy cải thiện sau lần điều trị thứ 1. Điểm chất lượng cuộc sống bị chi phối bởi rám má (Melasma Quality of Life_MELASQoL) cũng giảm theo từng lần điều trị với p<0,001. Có 50% bệnh nhân trong nghiên cứu không ghi nhận tác dụng phụ về mặt chủ quan lẫn khách quan. Tác dụng phụ chủ quan ghi nhận trong nghiên cứu là châm chích (33,3%) và ngứa (16,7%). Tác dụng phụ khách quan duy nhất được ghi nhận là hồng ban (50%). Kết luận: Laser pico giây Nd:Yag 1064nm có thể là phương pháp an toàn, hiệu quả để điều trị rám má.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hải LTT, Phương BTT, Lan NTL. Đánh giá kết quả điều trị nám má bằng laser pico giây tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108. 2020;15
2. Choi YJ, Nam JH, Kim JY, et al. Efficacy and safety of a novel picosecond laser using combination of 1 064 and 595 nm on patients with melasma: A prospective, randomized, multicenter, split-face, 2% hydroquinone cream-controlled clinical trial. Lasers in surgery and medicine. Dec 2017;49(10):899-907. doi:10.1002/lsm.22735
3. Liang S, Shang S, Zhang W, et al. Comparison of the efficacy and safety of picosecond Nd:YAG laser (1,064 nm), picosecond alexandrite laser (755 nm) and 2% hydroquinone cream in the treatment of melasma: A randomized, controlled, assessor-blinded trial. Frontiers in medicine. 2023; 10:1132823. doi:10.3389/fmed.2023.1132823
4. Rivera PZM, Hagel LI, Rivera PIM, et al. Efficacy of Nd:YAG laser treatment on the reduction of enlarge pores. Med Cutan Iber Lat Am. 2017;45(2):101-106.
5. Chen YT, Lin ET, Chang CC, et al. Efficacy and Safety Evaluation of Picosecond Alexandrite Laser with a Diffractive Lens Array for Treatment of Melasma in Asian Patients by VISIA Imaging System. Photobiomodulation, photomedicine, and laser surgery. Sep 2019;37(9):559-566.doi: 10.1089/photob.2019.4644
6. Feng J, Shen S, Song X, Xiang W. Efficacy and safety of picosecond laser for the treatment of melasma: a systematic review and meta-analysis. Lasers Med Sci. 2023;38(1):84. Published 2023 Mar 10. doi:10.1007/s10103-023-03744-y
7. Wong CSM, Chan MWM, Shek SYN, Yeung CK, Chan HHL. Fractional 1064 nm Picosecond Laser in Treatment of Melasma and Skin Rejuvenation in Asians, A Prospective Study. Lasers Surg Med. 2021;53(8):1032-1042. doi:10.1002/lsm.23382
8 Lee SY, Kim HR, Park JS, et al. The Efficacy and Safety of a Low-Fluence 1064 nm Picosecond ND-YAG Laser Compared with Those of a Low-Fluence Photoacoustic Therapy Pulsed (PTP) Mode 1064 nm Q-Switched ND-YAG Laser for Treatment of Melasma: A Prospective Split-Face Study. Dermatologic Therapy. 2023/06/26 2023;2023:5961152. doi:10.1155/2023/5961152