KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP DO TĂNG TRIGLYCERID BẰNG LIỆU PHÁP INSULIN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Trần Thị Tuyết Nhung 1,, Lê Quốc Tuấn1, Lê Thị Thu Hiền 2
1 Trung tâm Y tế Thanh Ba
2 Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: “Mô tả kết quả điều trị bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng triglycerid bằng liệu pháp insulin tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Phú Thọ”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 54 bệnh nhân VTC có tăng TG máu được điều trị bằng liệu pháp Insulin tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ từ 7/2022 đến 6/2023. Kết quả: Nhóm tuổi 40 – 49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 37%, tuổi trung bình là 47,98 ± 10,02. Số BN nam (88,9%) mắc nhiều hơn nữ (11,1%). Sau 72h, 48h, 24h và 12h điều trị bằng liệu pháp Insulin thì Triglyceride giảm lần lượt là 82,6 ± 8,6%; 77,4 ± 11,2% ; 63,8 ± 15,9%, 40,4 ± 16,4% so với ban đầu. Liệu pháp insulin đã gây ra một số tác dụng phụ: hạ đường máu có tỷ lệ là 16,7%, hạ kali có tỷ lệ là 18,5%.Tỷ lệ khỏi bệnh ra viện là 90,7%. Số BN nặng, chuyển lọc máu chiếm 9,3%. Thời gian nằm viện trung bình là 6,1 ± 3,0 ngày. Số ngày TG đạt mục tiêu trung bình là 2,5 ± 1,4 ngày. Kết luận: Điều trị bệnh nhân viêm tụy cấp có tăng triglycerid bằng liệu pháp insulin an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Nội (2020) "Viêm tuỵ cấp". Bệnh học Nội khoa - Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, Tập 1, 223-225.
2. Altinkaya E., Aktas A. (2021) "Insulin and Heparin Therapies in Acute Pancreatitis due to Hypertriglyceridemia. ". J Coll Physicians Surg Pak 31 (11), 1337-1340.
3. Hoff A, Piechowski K (2021) "Treatment of Hypertriglyceridemia with Aggressive Continuous Intravenous Insulin". J Pharm Pharm Sci 24, 336 - 342.
4. Meng J., Jin M. P., Hua D. Z., et al (2018) "Continuous intravenous infusion of insulin and heparin vs plasma exchange in hypertriglyceridemia-induced acute pancreatitis". J Dig Dis, 19 (12), 766-772.
5. Xiao S., Di S., Qinghong C., et al (2019) "Intensive insulin therapy versus plasmapheresis in the management of hypertriglyceridemia-induced acute pancreatitis (Bi-TPAI trial): study protocol for a randomized controlled trial". Trials 20, 365.
6. Scherer J, et al (2014) "Issues in Hypertriglyceridemic Pancreatitis - An Update". J Clin Gastroenterol, 48 (3), 195–203.
7. Gubensek J, Andonova M, Jerman A, et al (2022) "Comparable Triglyceride Reduction With Plasma Exchange and Insulin in Acute Pancreatitis – A Randomized Trial. Front". Clinical trial. Med. 9:870067. doi:10.3389/fmed.2022.870067,
8. Fay Mitchell-Brown (2020) "Hypertriglyceridemia-induced acute pancreatitis". Nursing CriticalCare 15 (4), 18-23.
9. Wang Q, Wang G, Qiu Z, et al (2018) "Elevated Serum Triglycerides in the Prognostic Assessment of Acute Pancreatitis: A Systematic Review and Meta-Analysis of Observational Studies". J Clin Gastroenterol, 51 (7), 586-593.
10. Yu S, Yao D., Liang X., et al (2019) "Effects of different triglyceride‑lowering therapies in patients with hypertriglyceridemia‑induced acute pancreatitis". Experimental and therapeutic medicine 19, 2427-2432,.