HIỆU QUẢ CỦA CYSTEAMINE HYDROCHLORIDE 5% THOA TRONG ĐIỀU TRỊ RÁM MÁ

Lê Thái Vân Thanh 1,2, Tạ Quốc Hưng 2,, Lê Vi Anh 2, Trần Ngọc Khánh Nam 2, Thạch Văn Toàn 2, Trần Hạnh Vy 2, Nguyễn Thị Cẩm 2, Phan Quỳnh Như 2
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lâm sàng của Cysteamine hydrochloride 5% thoa trong điều trị rám má. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, có theo dõi dọc được tiến hành trên 32 bệnh nhân rám má tại khoa Da liễu - Thẩm mỹ da của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2023. Kết quả: Trong số 32 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, 100% là nữ với độ tuổi trung bình là 43,9 ± 9,3 tuổi. Type da chủ yếu là Fitzpatrick III (28,1%) và Fitzpatrick IV (71,9%).  Về phân loại mức độ tăng sắc tố, trường hợp nhẹ chiếm 28,1%, trung bình chiếm 8%, nặng chiếm 18,8% và rất nặng chiếm 28,1%. Sau điều trị với cysteamin hydrochloride 5%, 87,5% bệnh nhân thấy hài lòng hoặc rất hài lòng với hiệu quả điều trị. Điểm số mMASI đều cải thiện lần lượt sau 1, 2 và 3 tháng điều trị với P lần lượt là 0,06, 0,04 và 0,02. Các chỉ số phân tích da từ máy VISIA và máy đo màu sắc da Colorimeter đều cho thấy sự cải thiện sau điều trị. Điểm số MELASQoL cũng có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê sau điều trị 1, 2 và 3 tháng. Về độ an toàn của phương pháp, tỉ lệ đánh giá “Không bất thường” ở cả bác sĩ và bệnh nhân đều chiếm đa số. Kết luận: Cysteamine hydrochloride 5% dạng thoa là một phương pháp hiệu quả và an toàn để điều trị rám má.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hải LTT, Phương BTT, Lan NTLJJo-CM, Phamarcy. Đánh giá kết quả điều trị nám má bằng laser pico giây tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 2020;
2. Atallah C, Viennet C, Robin S, Ibazizen S, Greige-Gerges H, Charcosset CJEJoPS. Effect of cysteamine hydrochloride-loaded liposomes on skin depigmenting and penetration. 2022; 168:106082.
3. Choi YJ, Nam JH, Kim JY, et al. Efficacy and safety of a novel picosecond laser using combination of 1 064 and 595 nm on patients with melasma: a prospective, randomized, multicenter, split‐face, 2% hydroquinone cream‐ controlled clinical trial. 2017;49(10):899-907.
4. Karrabi M, Mansournia MA, Sharestanaki E, Abdollahnejad Y, Sahebkar MJAoDR. Clinical evaluation of efficacy and tolerability of cysteamine 5% cream in comparison with tranexamic acid mesotherapy in subjects with melasma: a single-blind, randomized clinical trial study. 2021;313:539-547.
5. Liang S, Shang S, Zhang W, et al. Comparison of the efficacy and safety of picosecond Nd: YAG laser (1,064 nm), picosecond alexandrite laser (755 nm) and 2% hydroquinone cream in the treatment of melasma: A randomized, controlled, assessor-blinded trial. 2023;10:1132823.
6. Mansouri P, Farshi S, Hashemi Z, Kasraee BJBJoD. Evaluation of the efficacy of cysteamine 5% cream in the treatment of epidermal melasma: a randomized double‐blind placebo‐ controlled trial. 2015;173(1):209-217.
7. Sheth VM, Pandya AGJJotAAoD. Melasma: a comprehensive update: part II. 2011;65(4):699-714.
8. Lima PB, Dias JAF, Cassiano D, et al. A comparative study of topical 5% cysteamine versus 4% hydroquinone in the treatment of facial melasma in women. 2020;59(12):1531-1536.